Thứ hai 12/05/2025 18:46

Kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá đường mía Thái Lan

Bộ Công Thương ban hành Quyết định kết quả rà soát lần thứ nhất áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía Thái Lan.

Theo đó ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã vụ việc AD13.AS01).

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc rà soát từ tháng 8/2022 trên cơ sở đề nghị của các công ty sản xuất, xuất khẩu từ Vương quốc Thái Lan nộp vào tháng 6/2022.

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã thực hiện theo đúng quy định liên quan của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ngày 3/8/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1989/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã vụ việc AR01.AD13-AS01).

Kết luận điều tra cho thấy có sự thay đổi về mức độ bán phá giá và trợ cấp được nhận của một số nhà sản xuất/xuất khẩu từ Vương quốc Thái Lan đề nghị rà soát, cụ thể như sau:

STT

Tên công ty sản xuất,

xuất khẩu

Tên công ty thương mại liên quan

Mức thuế CBPG

Mức thuế CTC

1

Mitr Phol Sugar Corp., Ltd.

- Pacific Sugar Corporation Limited

- Czarnikow Group Limited.

32,75%

0[1]%

2

United Farmer & Industry Co., Ltd.

3

Singburi Sugar Co., Ltd.

4

Mitr Kalasin Sugar Co., Ltd.

5

Thai Roong Ruang Industry Co., Ltd.

Siam Sugar Export Corp Ltd.

25,73%

4,65%

6

Thai Multi Sugar Industry Co., Ltd.

7

Baanrai Sugar Industry Co., Ltd.

8

Phitsanulok Sugar Co., Ltd.

9

The Cholburi Sugar & Trading Corp., Ltd.

10

Các công ty khác của Vương quốc Thái Lan

42,99%

4,65%


Do biên độ trợ cấp xác định cho nhóm Công ty Mirt Phol ở mức dưới 2% nên không áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan và các cơ quan liên quan theo dõi tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung - cầu, giá cả để triển khai các công cụ quản lý phù hợp theo quy định nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng và hài hòa lợi ích giữa người nông dân trồng mía, các doanh nghiệp sản xuất đường, các doanh nghiệp tiêu thụ đường và người tiêu dùng.

Quyết định số 1989/QĐ-BCT xem tại đây

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?