Kết nối tiêu thụ mận Tam Hoa Bắc Hà, vải thiều Bắc Giang và xoài Sơn La tại Lào Cai
Mỗi xã phường một sản phẩm-OCOP 10/06/2021 22:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
Mận Tam Hoa, một sản phẩm đặc sản đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, được coi là một biểu tượng của sản phẩm phục vụ Tour du lịch đến huyện Bắc Hà. Do có điều kiện tự nhiên về khí hậu và thổ nhưỡng độc đáo, ở vùng núi cao, mận Tam Hoa Bắc Hà có hương vị ngọt thanh độc đáo, quả to, cùi dày, khi chín có màu đỏ rực xen phấn trắng. Vụ mận năm 2021, bà con nông dân huyện Bắc Hà trồng được khoảng 500 ha, sản lượng ước tính đạt trên 3.500 tấn. Nhờ phát triển mô hình trồng mận gắn với du lịch, đồng bào các dân tộc ít người ở huyện Bắc Hà đã từng bước thoát nghèo, có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Đối với quả vải thiều của Bắc Giang, đây cũng được coi là một đặc sản của địa phương này. Vải thiều Bắc Giang khi chín cũng có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày, có vị ngọt đậm. Tại Bắc Giang, năm 2021, tổng sản lượng vải thiều ước tính đạt khoảng 180.000 tấn. Vải thiều Bắc Giang được sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGap. Các vùng trồng vải thiều tại Bắc Giang hiện vẫn nằm ngoài vùng có dịch Covid-19 ở địa phương này. Vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu, từng chinh phục được nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Australia… mang lại nguồn thu lớn, ổn định cho người nông dân bản địa.
![]() |
Ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm tại sự kiện |
Đối với quả xoài Sơn La, những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã quy hoạch tập trung sản xuất đạt khoảng 19.000 ha, trong đó có khoảng 1.600 ha đã được cấp mã số vùng trồng. Sản lượng xoài của Sơn La năm 2021, ước đạt khoảng 65.000 tấn. Xoài Sơn La gồm các giống bản địa Yên Châu, xoài Tượng da xanh, xoài Úc…, hiện cũng đã được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp ở trong nước cũng như ngoài khu vực và trên thế giới, mận Tam Hoa, vải thiều Bắc Giang, cũng như xoài Sơn La đã gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ. Để hỗ trợ bà con nông dân tại các địa phương tiêu thụ các sản phẩm nông sản đến mùa vụ thu hoạch, nhưng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tác động, Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện nhiều giải pháp, chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, cho biết, việc tổ chức Tuần lễ Giao thương xúc tiến tiêu thụ mận Tam Hoa - Bắc Hà (Lào Cai), vải thiều Bắc Giang và xoài Sơn La, tại thành phố Lào Cai (Công viên Nhạc Sơn), trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hết sức phức tạp, là nhằm hỗ trợ bà con nông dân huyện Bắc Hà (Lào Cai) nói riêng và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Sơn La nói chung kết nối và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Lào Cai.
Hoạt động này, nhằm đưa các sản phẩm nêu trên đến với các các đầu mối bán buôn, các nhà phân phối, các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn thành phố Lào Cai tiêu thụ. Qua đó, thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp giữa các địa phương. Đồng thời, quảng bá các sản phẩm với thị trường Trung Quốc thông qua những nhà phân phối và xuất khẩu nông sản trên địa bàn. Hình thành các chuỗi liên kết bền vững giữa các hợp tác xã, hộ sản xuất với doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu trong việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, mở rộng liên doanh, liên kết, gắn kết sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị.
![]() |
Phát biểu khai mạc sự kiện nêu trên tối 10/6/2021, tại TP Lào Cai, đại diện tỉnh Lào Cai cam kết, sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các hợp tác xã, hộ sản xuất trong và ngoài tỉnh tổ chức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tại Lào Cai cũng như xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai cũng mong các siêu thị, đơn vị phân phối hàng hóa, nhà xuất khẩu tích cực hỗ trợ nông dân Bắc Hà nói riêng và tỉnh Bắc Giang, Sơn La nói chung đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, theo phương châm “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam”, qua đó vừa giúp các doanh nghiệp phát triển, vừa hỗ trợ nông dân tiêu thụ được sản phẩm để cải thiện thu nhập và đời sống.
Mặc dù qui mô trưng bày, giới thiệu sản phẩm không lớn (3 gian hàng mận Tam Hoa Bắc Hà, 2 gian hàng vải thiều Bắc Giang, 2 gian hàng xoài Sơn La, 1 gian tư vấn giới thiệu sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử), với tổng diện tích khoảng 280 m2, song đây là một hoạt động hỗ trợ hết sức có ý nghĩa của ngành Công Thương tỉnh Lào Cai đối với nông dân của huyện Bắc Hà, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Sơn La, trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cách thức hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm cũng rất linh hoạt. Để tổ chức sự kiện này, Sở Công Thương Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quảng bá thông tin, chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết, kết nối với tỉnh Bắc Giang, Sơn La hỗ trợ đưa sản phẩm tới thành phố Lào Cai để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm.
Đại diện Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, cho biết, do tình hình dịch bệnh ở Bắc Giang diễn biến phức tạp, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu đã trực tiếp trao đổi với Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, giúp đưa sản phẩm tới sự kiện để trưng bày, đồng thời hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm vải thiều Bắc Giang tại sự kiện bằng cả hình thức trực tiếp tại gian hàng và thông qua hình thức trực tuyến trong những ngày diễn ra sự kiện này.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2021 của Chính phủ).
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Longform | Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại”

Sản phẩm điều của Bình Phước được phân hạng OCOP 5 sao quốc gia

Longform | Cơ hội kết nối giao thương tại Tuần trưng bày sản phẩm OCOP Nghệ An

Cần xây dựng pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm OCOP

Nâng “sao”, nâng giá trị cho sản phẩm OCOP
Tin cùng chuyên mục

Đông đảo người dân mua sắm tại tuần lễ OCOP Nghệ An

Chủ thể sản phẩm OCOP cần chủ động kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ

Chiêm ngưỡng trống đồng ở Thanh Hóa lớn nhất Việt Nam

Hàng trăm sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam sẽ “đổ bộ” ra Đà Nẵng

Cao Bằng: Hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP

Cà Mau chứng nhận cho 54 sản phẩm OCOP được công nhận năm 2022

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 thu hút trên 55 nghìn lượt khách

Quảng Trị: Quảng bá sản phẩm OCOP trong dịp nghỉ lễ thu hút khách hàng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến với khách du lịch

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 có gì hấp dẫn?

Nâng cao vai trò sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 sẽ khai mạc vào ngày 28/4

Thanh Hóa: Trưng bày 36 gian hàng OCOP phục vụ du khách về với biển Sầm Sơn

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP tham gia triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Thanh Hóa: Những thành tựu đáng ghi nhận sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP

Vĩnh Phúc: Ưu tiên xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP

Diện tích điểm bán sản phẩm OCOP tối thiểu là 3 m

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Ngày này năm xưa 16/4: Ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
