Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Bộ TN-MT cùng Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực JETP.
Lấy ý kiến dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) Thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng Hợp tác chiến lược để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh tại Bình Dương

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cùng đại diện Nhóm IPG – ông Thomas Wiersing, Đại biện lâm thời của Phái đoàn EU tại Việt Nam và ông Mark George, Tham tán Khí hậu Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh đồng chủ trì hội thảo. Tham dự có đại diện đến từ các đại sứ quán, Nhóm IPG, các định chế tài chính quốc tế thuộc Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (GFANZ); đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các Bộ, ngành liên quan và khối doanh nghiệp.

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cùng đại diện Nhóm IPG – ông Thomas Wiersing, Đại biện lâm thời của Phái đoàn EU tại Việt Nam và ông Mark George, Tham tán Khí hậu Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh đồng chủ trì hội thảo (Ảnh: UNDP)

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những giải pháp giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực cần thiết để triển khai hiệu quả lộ trình phát triển các-bon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu; đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0.

Thông qua JETP, các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 - 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Trong số đó, 7,75 tỷ USD do Nhóm IPG huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại; GFANZ huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư của các tập đoàn, các doanh nghiệp quốc tế.

Đồng thời, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách nhằm thu hút đầu tư vào chuyển đổi và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, củng cố hạ tầng lưới điện, giáo dục và đào tạo nghề, huy động tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo, lưu trữ, cất trữ và sử dụng các-bon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện sinh khối, điện gió ngoài khơi…

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án
Kế hoạch huy động nguồn lực tổng hợp 5 nhóm dự án đầu tư và 3 nhóm dự án hỗ trợ kỹ thuật (Ảnh: UNDP)

Kế hoạch huy động nguồn lực là bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố JETP sẽ tiếp tục được rà soát, điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. Kế hoạch đề ra danh mục các dự án cụ thể để huy động tài chính từ các đối tác IPG, GFANZ và các đối tác khác.

Trong Dự thảo mới nhất, Kế hoạch huy động nguồn lực tổng hợp 5 nhóm dự án đầu tư và 3 nhóm dự án hỗ trợ kỹ thuật. Danh mục được rà soát từ nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được phê duyệt; nhu cầu xây dựng chính sách của các Bộ, ngành trong thời gian tới để chuyển đổi năng lượng công bằng và đề xuất bổ sung của IPG, GFANZ và các bên có liên quan.

Dự thảo Kế hoạch cũng đề xuất các dự án ưu tiên thực hiện từ nay đến năm 2025 gồm các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư theo quy định nhưng chưa huy động được vốn hoặc chưa được cấp đủ vốn được ưu tiên xem xét cấp vốn để thực hiện.

Trên cơ sở nhu cầu xây dựng chính sách của các Bộ, ngành trong thời gian tới và đề xuất của IPG, GFANZ và các bên có liên quan, Dự thảo đưa ra danh mục các hành động chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng trong giai đoạn giai đoạn 2024-2028, phân loại theo 8 nhóm nhiệm vụ và mức độ ưu tiên cần triển khai từ nay đến năm 2028. Nguồn hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ JETP được sử dụng ưu tiên để xây dựng và thực hiện các hành động chính sách này. Bên cạnh đó là một số nội dung đề xuất ý tưởng triển khai các dự án thực hiện JETP.

Dự thảo nêu rõ các vấn đề về nguồn lực thực hiện, giám sát và đánh giá, phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện cho Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP; các Nhóm Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP; Nhóm IPG cùng các Bộ, ngành, địa phương.

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án
Các đối tác quốc tế đã tham gia góp ý để hoàn thiện dự thảo Kế hoạch (Ảnh: UNDP)

Tại Hội thảo, đại diện Nhóm đối tác quốc tế IPG, Nhóm GFANZ, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, Eurocharm đã cùng góp ý để hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực.

Theo ông Thomas Wiersing, Đại biên lâm thời Liên minh châu Âu tại Việt Nam, tham vọng lớn đạt phát thải ròng bằng 0 thể hiện tại COP26 cũng như trong Quy hoạch Điện VIII của Chính phủ Việt Nam cho thấy rõ cần phải có các các biện pháp cụ thể cho tất cả các lĩnh vực thuộc ngành năng lượng cũng như của nền kinh tế. JETP sẽ là một công cụ hữu hiệu và Kế hoạch huy động nguồn lực sẽ là bước đầu tiên, vạch ra tham vọng, hướng đi, các cải cách chính sách và các cơ hội giúp thúc đẩy quá trình này.

Đồng quan điểm, ông Mark George, Tham tán Khí hậu Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh cho rằng, kế hoạch huy động nguồn lực là cơ hội để thiết lập một lộ trình hiện thực hóa tham vọng của Việt Nam trong chuyển dịch năng lượng công bằng, theo hướng thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội quốc gia, tăng cường an ninh năng lượng và khả năng cạnh tranh.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam nhận định, dự thảo mới nhất đã phù hợp hơn với Quy hoạch Điện VIII, NDC và Chiến lược biến đổi khí hậu, giúp Việt Nam tập trung vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Đại diện UNDP đề xuất cần kêu gọi chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh lồng ghép các ưu tiên JETP vào các chiến lược, kế hoạch ngành, cấp tỉnh để triển khai hiệu quả trong bối cảnh kế hoạch hàng năm đang thực hiện cho giai đoạn 2024-2025 và kế hoạch đầu tư trung hạn 2026-2030 sắp tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiến hành cải cách chính sách để giúp phê duyệt nhanh chóng các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư bổ sung. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần xác định nhu cầu và dành kinh phí để thực hiện các đánh giá và hành động cần thiết về các khía cạnh “công bằng”.

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Kế hoạch huy động nguồn lực JETP, trình Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 11 tới.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi năng lượng công bằng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Growatt giới thiệu giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà

Nhằm mang lại tiện ích cho khách hàng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, Growatt đã đưa ra giải pháp điện mặt trời lắp đặt tại ban công tòa nhà.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Tập đoàn Wärtsilä: Đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero

Công nghệ động cơ đốt trong được coi là "chìa khóa" quan trọng mở ra cơ hội giúp ổn định nguồn năng lượng tái tạo và tiến gần hơn tới mục tiêu Net Zero.
Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu về sản xuất và sử dụng năng lượng điện gió

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, các trang trại điện gió của Trung Quốc lập kỷ lục toàn cầu khi đã sản xuất hơn 100 terawatt giờ điện trong tháng 3.
Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Làm rõ hơn về 2 chính sách trong cơ chế mua bán điện trực tiếp

Đối với cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), khách hàng có thể mua trực tiếp điện từ đơn vị sản xuất thông qua lưới điện quốc gia hoặc đường dây riêng.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thị trường điện cạnh tranh

Việc xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.
Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Hoa Kỳ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tại Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Longform: Xu hướng LNG và hành trình phát triển điện khí Việt Nam

Khi nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện khí LNG được xem là một hướng đi đột phá toàn cầu.
Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải còn chậm tiến độ

Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện còn chậm tiến độ, có nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ.
Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp

Việc sử dụng điện mặt trời mái nhà góp phần giảm thiểu lượng than và dầu khí cần thiết để phát điện truyền thống, từ đó giảm phát thải khí nhà kính.
Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận ưu tiên thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo

Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo và năng lượng sạch lớn nhất cả nước sẽ góp phần đảm bảo cung ứng điện, giảm phát thải khí nhà kính.
Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch: Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch: Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Việc chuyển đổi nguồn than đầu vào của các cơ sở sản xuất sử dụng hệ nồi hơi sang các nguồn nhiên liệu sạch hơn sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính.
IRENA: Năng lượng tái tạo thế giới đang phân bổ không đồng đều

IRENA: Năng lượng tái tạo thế giới đang phân bổ không đồng đều

Trong báo cáo về việc bổ sung công suất năng lượng tái tạo IRENA chỉ ra vào năm 2023, tổng công suất năng lượng tái tạo đạt 3.870 GW trên quy mô toàn cầu.
Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp

Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp

Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động