Sử dụng da và lông thú của động vật hoang dã trong ngành công nghiệp thời trang là trái đạo đức và chắc chắn là không cần thiết. Những chiếc áo khoác lông động vật không thể che đậy ngành công nghiệp sát sinh tàn bạo đã tạo ra chúng. Việc ký kết các quy định này sẽ làm cho thị trường thời trang Israel thân thiện hơn với môi trường và trở nên gần gũi hơn với động vật.
Hình minh họa |
Bộ trưởng Bảo vệ môi trường Israel, bà Gila Gamliel ký văn bản sửa đổi về việc cấm buôn bsan lông thú cho ngành công nghiệp thời trang |
Quyết định nói trên đã được tổ chức phi chính phủ về quyền động vật Animals Now hoan nghênh và ca ngợi là một "cột mốc lịch sử" sẽ "cứu vô số động vật khỏi địa ngục của ngành công nghiệp lông thú". Trong một tuyên bố mới nhất, tổ chức phi chính phủ này cho biết thêm, họ đã đấu tranh trong nhiều năm để cấm buôn bán lông thú trong ngành công nghiệp thời trang và ngay từ đầu 86% công chúng Israel đã ủng hộ ý tưởng này. Họ cũng cảm ơn bà Bộ trưởng Gamliel và ông Tal Gilboa-Cố vấn của Thủ tướng Israel về quyền động vật và cảm ơn các đối tác khác, như Tổ chức hãy để các loài động vật được sống (Let The Animals Live) và Liên minh chống lông thú quốc tế (IAFC) trong cuộc đấu tranh này trong nhiều năm qua.
Trong một tuyên bố gần đây, ông Jane Halevy là nhà sáng lập IAFC cho biết, IAFC đã thúc đẩy dự luật cấm bán lông thú ở Israel kể từ năm 2009 và tổ chức này hoan nghênh chính phủ Israel cuối cùng đã thực hiện một bước nhảy vọt có tính lịch sử về việc sản xuất áo lông thú trong lịch sử ngành thời trang. Tất cả các loài động vật đều phải chịu đựng một cách khủng khiếp dưới bàn tay của ngành công nghiệp tàn ác và lạc hậu này. Không có gì mạnh hơn một ý tưởng đã đến lúc để hiện thực hóa. Việc giết động vật để lấy da lông làm áo nên trở thành bất hợp pháp mọi nơi và đã đến lúc các chính phủ trên toàn thế giới cấm buôn bán lông thú. Tổ chức bảo vệ quyền động vật PETA cũng ca ngợi động thái này là một "chiến thắng lịch sử", viết trên Twitter rằng, họ "sẽ bảo vệ nhiều loài như cáo, chồn, thỏ và các động vật khác khỏi bị giết hại dã man để lấy da". Cũng viết trên Twitter, bà Gila Gamliel, Bộ trưởng Bảo vệ môi trường Israel, bày tỏ tự hào vì Israel là nước đầu tiên trên thế giới cấm buôn bán lông thú. Động thái cấm buôn bán lông thú khiến Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chính sách như vậy, mặc dù trước đó trong thực tế bang California của Mỹ đã cấm bán lông thú cho ngành thời trang vào năm 2019.
Vào tháng 10 năm ngoái, khi bà Gila Gamliel, công bố kế hoạch lần đầu tiên, trong đó đã có quy định nói rõ rằng giấy phép buôn bán lông thú trong tương lai sẽ vẫn có thể được cấp, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định. Các giấy phép này do Cơ quan Quản lý Công viên và Thiên nhiên cấp, nhưng các tiêu chí mới này sẽ hạn chế để giấy phép chỉ được cấp trong các trường hợp "nghiên cứu khoa học, giáo dục, cho mục đích hướng dẫn và tôn giáo và truyền thống". Nhóm giấy phép cuối có khả năng gây nhiều tranh cãi do lông thú đóng vai trò đáng kể trong truyền thống của người Do Thái chính thống, do đây là những người thường đội mũ lông thú và được gọi là shtreimels, nên những người này có thể sẽ có một vài ngoại lệ nhất định.