Thị trường lao động cung vượt cầu, thất nghiệp tăng Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 9,5% |
Cụ thể, tại Báo cáo "Triển vọng việc làm và xã hội Thế giới: Xu hướng 2024" của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa phát hành, dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu 2024 sẽ tăng thêm 2 triệu người, từ 5,1% trong năm 2023 lên 5,2%.
Bên cạnh đó, báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, tình trạng lao động nghèo có thể vẫn tiếp tục tồn tại. Mặc dù giảm nhanh chóng sau năm 2020, số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo cùng cực (kiếm dưới 2,15 USD mỗi ngày/người tính theo sức mua tương đương) vẫn tăng khoảng 1 triệu người vào năm 2023. Số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo ở mức vừa phải (kiếm được ít hơn 3,65 USD mỗi ngày/người tính theo sức mua tương đương) tăng 8,4 triệu người vào năm 2023.
Theo ILO, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tiếp tục là một thách thức. Ảnh: Getty Images |
Tỷ lệ việc làm phi chính thức dự kiến sẽ không thay đổi, chiếm khoảng 58% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2024. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tiếp tục là một thách thức. Tỷ lệ người được xác định là NEET (không được đào tạo, không học hành hoặc không có việc làm) vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ, đặt ra thách thức cho triển vọng việc làm lâu dài.
ILO cũng đánh giá, sau một thời gian ngắn tăng cường sau đại dịch, năng suất lao động đã trở lại mức thấp trong thập kỷ trước. Theo ILO, mặc dù có tiến bộ công nghệ và đầu tư tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng năng suất vẫn tiếp tục chậm lại. Một trong những nguyên nhân là lượng đầu tư đáng kể được hướng tới các lĩnh vực kém năng suất hơn như dịch vụ và xây dựng. Các rào cản khác bao gồm thiếu hụt kỹ năng và sự thống trị của các công ty độc quyền kỹ thuật số lớn, cản trở việc áp dụng công nghệ nhanh hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các lĩnh vực có sự chiếm ưu thế của các công ty năng suất thấp.
Tổng Giám đốc ILO - ông Gilbert F. Houngbo cho rằng, những thách thức về lực lượng lao động mà nó phát hiện là mối đe dọa đối với cả sinh kế cá nhân và doanh nghiệp. Điều cần thiết là chúng ta phải giải quyết chúng một cách hiệu quả và nhanh chóng. “Mức sống giảm sút và năng suất yếu kết hợp với lạm phát dai dẳng tạo điều kiện cho sự bất bình đẳng lớn hơn, và làm suy yếu những nỗ lực đạt được công bằng xã hội. Nếu không có công bằng xã hội lớn hơn, chúng ta sẽ không bao giờ có được sự phục hồi bền vững”, ông Gilbert F. Houngbo nhấn mạnh.