Hydro xanh trong Chuyển đổi năng lượng của Việt Nam
Năng lượng 28/10/2021 10:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đạt được mục tiêu về sản lượng Hydro, đòi hỏi công suất điện phân đặt từ 0.3 GW hiện nay lên gần 850 GW vào năm 2030 và 3.600 GW vào năm 2050.
Để cắt giảm tối đa lượng phát thải C02 gây hiệu ứng nhà kính từ sản xuất theo công nghệ nói trên cũng như từ các nguồn khác, các nước trên thế giới đang nghiên cứu các công nghệ sản xuất Hydro phát thải các-bon thấp. Một trong những công nghệ sản xuất Hydro các-bon thấp được quan tâm nhất hiện nay là điện phân, khí hóa sinh khối và phân tách khí tự nhiên.
Theo IEA, tiềm năng của Hydro đóng vai trò quan trọng tương lai năng lượng sạch, an toàn và bền vững. Hiện nay, nhu cầu Hydro rất lớn, lên đến 90 triệu tấn năm 2020, chủ yếu dùng cho lĩnh vực lọc dầu và sản xuất phân đạm. Hydro xanh được tạo ra thông qua quá trình điện phân nước, ở đó điện được sử dụng để tách nước thành Hydro và Ô xy. Hydro được tạo ra từ điện phân có nhiều ưu điểm do chúng có thể được lưu trữ dưới dạng khí lỏng, thích hợp để sử dụng trong nhiều lĩnh vực và dễ dàng vận chuyển.

Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ở Việt Nam đã có những dự án về đầu tư Hydro đầu tiên. Ngày 4/10 vừa qua, Tổ hợp các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Năng lượng Enterprize Energy (Vương quốc Anh – Singapore) và các nhà đầu tư từ Châu Âu đã đề xuất với Chính phủ Việt Nam về lập Dự án đầu tư Thăng Long Wind 2 (TLW2) để sản xuất Hydro từ điện phân nước biển phục vụ mục tiêu xuất khẩu cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore tại Khu vực ngoài khơi vùng biển Bình Thuận. Quy mô dự án khoảng 2.000 MW, tổng mức đầu tư khoảng 5 tỷ USD, thời gian triển khai dự kiến từ 2022 đến 2030.
Các chuyên gia năng lượng cho rằng, đây là dự án mang tính đột phá, khai thác tối đa tiềm năng gió ngoài khơi và có thể đặt nền móng cho phát triển nền kinh tế Hydro xanh cho Việt Nam trong tương lai gần. Đồng thời trong quá trình triển khai xây dựng, những dự án tương tự sẽ tận dụng triệt để năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu dầu khí trong nước như PTSC, Vietsovpetro để gia công chế tạo các công trình biển cho dự án, nâng cao giá trị gia tăng và nội địa hóa các sản phẩm cơ khí biển.
Ngoài ra, TLW2 cũng các dự án tương tự hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh của thế giới cũng như của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, khi hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức vào tháng 11 tới đây.
Trước đó, vào năm 2019, chỉ có 03 nước gồm Pháp, Nhật và Hàn Quốc công bố Chiến lược cụ thể về chương trình phát triển và sử dụng Hydro như một nguồn nhiên liệu sạch. Hiện nay, đã có thêm 17 nước công bố Chiến lược và hơn 20 nước khác tuyên bố đang làm việc nghiêm túc để đưa ra Chiến lược trong thời gian sớm nhất. Cùng thời điểm này, các công ty năng lượng lớn cũng tuyên bố quan tâm đến các cơ hội kinh doanh Hydro.
Ở Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và đang trong quá trình xây dựng lộ trình hài hòa, hợp lý để chuyển đổi nguồn năng lượng theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải các-bon, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…
Để thực hiện quyết liệt lộ trình này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định số 1658 ngày 01/10/2021; trong đó có giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương về nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gắn với điện gió ngoài khơi.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hà Nội: Đảm bảo cung cấp điện thông suốt tại các điểm thi vào lớp 10

Nhận diện 9 thiết bị âm thầm ngốn điện không ngờ tới

Tại sao phải sử dụng điện tiết kiệm?

Sản xuất và cung ứng điện ở miền Bắc: Nhiều tín hiệu khả quan

Chuyên gia Trần Đình Thiên: Thiếu điện, vai trò "tổng quản" siêu ủy ban ở đâu?
Tin cùng chuyên mục

EVNHANOI đảm bảo cấp điện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Từ 13/6, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 sẽ có thêm 7 triệu kWh cho lưới điện miền Bắc

Hồ thủy điện ngày 10/6: Lưu lượng nước về tăng so với ngày 9/6 nhưng vẫn thấp

Điện lực Hà Tĩnh “đi từng ngõ, gõ từng nhà” kêu gọi tiết kiệm điện

Nhân viên điện lực Nghệ An phát loa trong đêm, kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Lịch cắt điện Đà Nẵng hôm nay 10/6, cập nhật lịch cắt điện 11/6 và 12/6

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 10/6: Bất ngờ "không có thông tin ngừng cấp điện"

NMNĐ Thái Bình 2 nỗ lực sản xuất, góp phần bù lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc

1.000 MW nguồn điện được khôi phục, miền Bắc giảm cắt điện

Giải bài toán thiếu điện: Cách nào?

Những “thảm họa” mất điện trên thế giới và “cơn khát” điện hiện nay

Cách sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong hộ gia đình

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu người dân, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đồng lòng tiết kiệm điện

Cận cảnh hồ thủy điện Bản Vẽ lớn nhất Bắc Trung Bộ cạn kỷ lục, tiệm cận mực nước chết

Ba vấn đề cho phát triển hydro xanh tại Việt Nam

Vận hành linh hoạt các nhà máy thủy điện trong bối cảnh hồ thủy điện thiếu nước nghiêm trọng

Đại biểu Quốc hội nói gì về câu chuyện tiết giảm điện và giá điện?

Điện miền Bắc gặp khó khăn vì hạn hán, sông Đà cạn nước

Thông tin cập nhật nước về hồ thuỷ điện hôm nay ngày 9 tháng 6
