Thủ tướng Tsipras
Thủ tướng Tsipras của Hy Lạp đã gửi thư dài 2 trang cho các thủ lĩnh các nước và các cơ quan chủ nợ châu Âu như: Hội đồng châu Âu; Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu; trong đó nêu rõ: Hy Lạp chấp thuận mọi điều kiện của các chủ nợ khu vực đồng Euro và quốc tế và đề nghị họ kéo dài thời gian tài trợ và đề nghị giúp đỡ 29,1 tỷ Euro cho Hy Lạp ổn định và phát triển.
Trong thư, Thủ tướng Hy lạp Tsypras cũng cho biết, ông đã đề xuất nhiều sự thay đổi cơ bản mà trước đó là các điểm trọng tâm gây cản trở đàm phán trong suốt 5 tháng qua. Ví như, Hy Lạp sẽ tăng thêm tuổi về hưu, tăng thêm tuổi xét hưu non, tăng thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng nhập khẩu…
Thiết tha Hy Lạp ở lại Eurozone nhất là Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ông nói, nước Pháp sẽ làm hết sức, tìm mọi biện pháp nối lại đàm phán để làm thế nào Chính phủ Hy Lạp khuyên dân chúng trong cuộc trưng cầu dân ý nói không với việc ra khỏi Eurozone. Trái với thái độ thiết tha của Hollande Pháp là lời lẽ đanh lạnh của bà Angela Meerkel. Bà cho rằng, nợ Hy Lạp không thể đẩy Eurozone vào con đường đổ vỡ. Chính phủ Đức chỉ nối lại đàm phán sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào chủ nhật tuần này.
Rât nhiều bình luận trên báo chí Hy Lạp về việc thiếu thiện cảm với ý kiến của bà Angela Merkel bởi trước đó, nước Đức đã từng ca ngợi Hy Lạp là thiên đường du lịch sau đổi mới. Họ đã kiếm được bộn tiền sau các dự án tư nhân với Hy Lạp. Dân Hy Lạp quá ngây thơ với các khoản vay của các chính phủ Hy Lạp trước đây và chính họ đã tạo nên hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của nhân dân Hy Lạp.