Huyện Thuận Bắc: Đi lên từ tiềm năng

Có biển, rừng với những nét văn hóa đặc trưng để phát triển du lịch cùng tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã và đang chắt chiu cơ hội để đưa kinh tế địa phương phát triển ổn định.

Kinh tế phát triển từ những thế mạnh lớn

“Giấc mơ Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến - nhiều người vẫn gọi nó là tình khúc của những kẻ du lãng tha thiết muốn đi tìm giấc mơ mang hồn tiếng đàn tre của người Raglai. Tiếng đàn Chapi, điệu nhạc Chapi chính là lòng người Raglai, hồn người Raglai thẳm sâu trong sương khói hoang hoải miền sơn cước. Không khó để tìm ra vùng đất “một mái tranh nghèo, một nhà sàn yên vui” khơi gợi nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác, đó chính là Thuận Bắc - một huyện miền núi của Ninh Thuận, nơi cư trú của đồng bào dân tộc Raglai - đang “thay da, đổi thịt” hàng ngày nhờ vươn lên từ những thế mạnh địa phương.

Huyện Thuận Bắc: Đi lên từ tiềm năng

Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Long Biên họp về công tác triển khai thực hiện Dự án khu du lịch Bình Tiên

Ông Phạm Trọng Hùng - Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc - cho biết, điểm khác biệt của huyện Thuận Bắc là đất núi nhiều hơn đất bằng, đá chồng lên đá. Nếu như tỉnh Ninh Thuận xây dựng thế mạnh trên 6 trụ cột thì huyện đã sở hữu đến 4 thế mạnh là du lịch, năng lượng, nông nghiệp và phát triển đô thị. Đặc biệt, du lịch được coi là thế mạnh nhất của Thuận Bắc vì nơi đây có sân golf, biển, một phần của Vườn quốc gia Núi Chúa, có thể phát triển du lịch cộng đồng từ thế mạnh là lễ bỏ mả của đồng bào Raglai, đã được tỉnh công nhận là di sản phi vật thể. Bên cạnh đó, công nghiệp cũng là thế mạnh của địa phương khi có mỏ đá, nhà máy xi măng, nhà máy thạch rau câu. Khu công nghiệp Du Long đang được đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, sẵn sàng đón nhà đầu tư đến huyện.

Không có thế mạnh về nông nghiệp do là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán, ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 701/QĐ-UBND, ngày 15/5/2020 về việc công bố cấp rủi ro thiên tai do hạn hán trên địa bàn tỉnh, với tinh thần khẩn trương, huyện đã đề nghị các địa phương tập trung rà soát, chủ động giảm diện tích lúa ở những khu vực xa nguồn nước tưới. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất với những cây trồng cạn phù hợp với thực tế ở từng vùng. Chỉ tính riêng năm 2020, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn đã vượt so với kế hoạch, tập trung vào những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao hơn cây lúa và phù hợp với đặc điểm khô hạn của địa phương.

Điều đáng ghi nhận trong công tác chuyển đổi cây trồng, ngoài sự chủ động của người dân, chính sách hỗ trợ của nhà nước như bố trí vốn từ ngân sách để đào nhiều ao chứa nước, phục vụ nước tưới cho vùng trồng măng tây xanh, bưởi da xanh ở xã Công Hải và Lợi Hải, đẩy mạnh liên kết với một số doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cây trồng sau thu hoạch. Người dân địa phương cũng ngày càng ý thức được vấn đề chuyển đổi cây trồng để tiết kiệm nước, kết quả từ mô hình canh tác cây trồng cạn đem lại thu nhập cao từ 1,5 - 2 lần so với trồng lúa, do đó nhiều diện tích cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu được mở rộng.

Bên cạnh đó, chủ trương phát triển chăn nuôi gắn với đặc thù huyện miền núi tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Trong năm, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện tập trung hỗ trợ người dân ở các xã Phước Kháng, Phước Chiến, Bắc Sơn đầu tư chăn nuôi bò, dê, cừu, triển khai các mô hình sản xuất chăn nuôi dưới tán rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trạm chăn nuôi và thú y huyện tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông hộ thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo quản thức ăn trong mùa nắng hạn. Nhờ đó, quy mô tổng đàn tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, vị thế ngành chăn nuôi có sự đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

Nhằm tạo động lực phát triển, huyện tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý, triển khai đồng bộ công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án. Cùng với sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền địa phương, tiến độ thi công của nhiều dự án năng lượng tái tạo đảm bảo kế hoạch đề ra. Tiêu biểu như Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn huyện; Dự án điện mặt trời Trung Nam, Điện mặt trời Xuân Thiện, Điện gió Công Hải… Huyện cũng đang tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp triển khai đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án Khu du lịch Bình Tiên, Khu công nghiệp Du Long...

Khai thác lợi thế

Ông Phạm Trọng Hùng chia sẻ thêm, huyện Thuận Bắc hiện chiếm 70% đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ tay nghề vẫn ở mức thấp nên nông nghiệp vẫn là hướng phát triển chính trong thời gian tới. Theo đó, nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng tập trung vào những cây trồng, sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn cây lúa và tiêu thụ ít nước hơn do Thuận Bắc là vùng đất cực khô hạn.

Bên cạnh đó, về công nghiệp, huyện Thuận Bắc đề nghị đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển Khu công nghiệp Du Long, sớm hoàn thiện hạ tầng và thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Chúng tôi cũng mong muốn nhà đầu tư thứ cấp sẽ tập trung các dự án, sản phẩm công nghiệp hậu cần hỗ trợ cho các dự án năng lượng tái tạo như sản xuất thiết bị điện gió, mặt trời, sản phẩm phụ trợ cho những ngành công nghiệp có giá trị cao. Bên cạnh đó, cần nhà đầu tư thứ cấp có ngành nghề phù hợp với trình độ của lao động địa phương như chế biến nông - thủy sản, may mặc để giải quyết nhu cầu việc làm của người dân địa phương… vì nhìn chung, mặt bằng về trình độ dân trí cũng như lao động có tay nghề ở địa phương còn thấp.

Với lợi thế riêng về du lịch, việc phát triển du lịch thời gian tới sẽ đi theo 2 hướng: Du lịch đẳng cấp cao có Khu du lịch Bình Tiên và du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của đồng bào Răglây. Từ đó, coi đây là một trong hướng đi giúp kinh tế - xã hội huyện Thuận Bắc phát triển tốt hơn trong tương lai, để du khách không chỉ nhớ đến Thuận Bắc là quê hương của “Giấc mơ Chapi”, mà còn là một trong những điểm sáng về kinh tế trên mảnh đất nắng gió Ninh Thuận.

Trong lĩnh vực năng lượng, trên địa bàn huyện hiện có rất nhiều dự án lớn, có dự án khai thác thương mại và dự án đang đầu tư. Do đó, vừa qua, huyện đã kiến nghị tỉnh xin phép trích lại một phần lợi nhuận cho địa phương để đầu tư hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội cho người dân vùng dự án.

Hồng Hà - Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng nhà máy xử lý rác thải

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung trên địa bàn.
Nắng nóng gay gắt, Quảng Ngãi tăng cường giải pháp chống hạn

Nắng nóng gay gắt, Quảng Ngãi tăng cường giải pháp chống hạn

Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị, địa phương vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn hợp lý để chủ động phòng, chống hạn hán.
Lào Cai: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Lào Cai: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Sáng nay (20/4), tỉnh Lào Cai tổ chức họp trực tuyến nghe các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Cần Thơ: Chiến lược nào để từ

Cần Thơ: Chiến lược nào để từ ''bét bảng'' thành ''đầu tàu'' kinh tế khu vực?

Tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 3,13%, thấp hơn bình quân chung cả nước và thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 28/4/2024 tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định pháp luật.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Quảng Nam: Chọn 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản

Qua bốc thăm ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã chọn ra 86 người có chức vụ, quyền hạn để xác minh tài sản.
Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Thanh Hóa: Xử lý nghiêm tình trạng khai thác tận diệt thủy sản

Tỉnh Thanh Hóa sẽ xử lý nghiêm tình trạng các tàu cá khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào, làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản đang tái diễn.
TP. Hồ Chí Minh: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

Các bến xe liên tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã sẵn sàng phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Lào Cai: Triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Lào Cai: Triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Lâm Đồng: Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh Lâm Đồng Khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức cuộc họp và biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Ai điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng bị khởi tố?

Ai điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng bị khởi tố?

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam được phân công điều hành hoạt động Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam sau khi Hiệu trưởng trường này bị khởi tố.
Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò- khát vọng tỏa sáng” được tổ chức nhằm quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người xứ Nghệ.
Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Ninh Bình: Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Tối 17/4/2024, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Bình Dương: Dưa lưới An Bình “cất cánh” sang thị trường Nhật Bản

Việc phát triển cây dưa lưới theo hướng công nghệ cao đã đem đến cho vùng đất xã An Bình (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) có nhiều đổi thay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động