Huy động tối đa các nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông Nam Bộ

Trong những năm qua, hạ tầng và giao thông đang tạo ra động lực mới cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, hiện nay hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ đã và đang quá tải, là “điểm nghẽn” cho sự phát triển. Do đó cần ưu tiên và huy động tối đa các nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông Nam Bộ.

Đây là nhận định chung của các nhà khoa học, nhà quản lý cùng các chuyên gia trong Hội thảo “Hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ: Vấn đề và giải pháp phát triển”, diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh ngày 29/6.

Hạ tầng quá tải kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng kinh tế

Tại hội thảo các nhà khoa học và chuyên gia đều cho rằng, tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường nối từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là yếu tố kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của toàn vùng. Theo quy hoạch tỷ lệ đất dành cho giao thông phải đạt 20%-26% đối với đô thị trung tâm, 18%-23% đối với đô thị vệ tinh, 16%-20% cho các thị trấn, nhưng hiện nay chỉ chỉ đạt khoảng 9%.

huy dong toi da cac nguon luc phat trien ha tang giao thong nam bo
PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - cho hay, trong những năm qua, hạ tầng và giao thông đang tạo ra động lực mới cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL như: các tuyến đường vành đai; cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương; cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; cầu Mỹ Thuận; cầu Cần Thơ…

Tuy nhiên, hiện hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ đã và đang quá tải. Sự quá tải này song hành với việc tăng dân số và xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Theo báo cáo của TP. Hồ Chí Minh, cứ mỗi 5 năm, TP lại tăng thêm 1 triệu người. Còn theo một nghiên cứu khác, dự báo dân số của khu vực ĐBSCL sẽ tăng từ 18 triệu hiện nay lên khoảng 30 triệu năm 2050. Đây sẽ là áp lực lớn đối với môi trường sống, giao thông, nhà ở, hạ tầng đô thị cho cả vùng.

“Đến thời điểm này, hạ tầng giao thông hiện hữu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL rõ ràng chưa đáp ứng được nhu cầu và là là “điểm nghẽn” cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh,thành Nam Bộ” - PGS.TS Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

huy dong toi da cac nguon luc phat trien ha tang giao thong nam bo

Các nhà khoa học, chuyên gia thảo luận, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ "điểm nghẽn" về giao thông tại hội thảo

Trong khí đó, ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện Trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) - cũng cho biết, hiện nay, việc kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh - Tây Nam bộ và Đông Nam bộ dù đã được quy hoạch tương đối đầy đủ nhưng việc triển khai đầu tư còn hạn chế và chưa đồng bộ nên đang gây ra tình trạng quá tải về hạ tầng giao thông cho khu vực này.

Để giải quyết các “nút thắt” về hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ, “Quốc hội và Chính phủ cho phép tiếp tục sử dụng các Quy hoạch liên quan đến ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã phê duyệt trong giai đoạn trước đây để triển khai công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch và đề xuất các dự án đầu tư của ngành GTVT. Đồng thời, bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng GTVT kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh với vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ” - ông Lê Đỗ Mười cho biết.

Cần cơ chế chính sách mới, thu hút nguồn lực phát triển giao thông

Đánh giá về thực trạng hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ hiện nay, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Nguyễn Ngọc Đông - cho biết, hành lang pháp lý cùng cơ cấu tổ chức hiện còn nhiều bất cập, trong khi việc đầu tư theo quy hoạch trước đây không đồng bộ. Do đó, những giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” về hạ tầng giao thông cần có định hướng, phương án cụ thể…

huy dong toi da cac nguon luc phat trien ha tang giao thong nam bo

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh - Lê Thanh Liêm - Kiến nghị Trung ương xây dựng Luật Đầu tư đối tác công tư để phát triển giao thông

Nhằm nâng cao năng lực hạ tầng giao thông khu vực Nam Bộ, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, TS. Dương Như Hùng (Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh), vùng Nam Bộ cần có một nhạc trưởng điều phối quản lý cấp vùng, TP. Hồ Chí Minh phù hợp với vai trò nhạc trưởng, nhưng cần phải có nguồn lực để thực hiện vai trò này.

“Trong nguồn ngân sách mà TP. Hồ Chí Minh nộp về Trung ương cần trích lại 20% để phát triển giao thông của vùng. TP. Hồ Chí Minh cần được thí điểm thu thuế bất động sản để phát triển hạ tầng GTVT, nguồn thu này sẽ giúp TP. Hồ Chí Minh nâng cao năng lực phát hành trái phiếu xây dựng hạ tầng GTVT” - TS. Dương Như Hùng kiến nghị.

huy dong toi da cac nguon luc phat trien ha tang giao thong nam bo
Tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Nam Bộ

Để phát triển và tháo gỡ “điểm nghẽn” về hạ tầng và giao thông hiện nay, ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, sẽ kiến nghị Trung ương xây dựng ban hành Luật Đầu tư đối tác công tư; bổ sung, sửa đổi Luật Đầu tư công. Qua đó, làm cơ sở thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư công và khuyến khích kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình liên kết và hợp tác phát triển kinh tế vùng giữa các bộ, ngành và địa phương. Đồng thời, ưu tiên huy động đa dạng nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các hạ tầng giao thông quan trọng có vai trò động lực, liên kết vùng...

Theo quy hoạch, kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ có 5 trục đường bộ, gồm quốc lộ, cao tốc, song hành và 3 tuyến vành đai. Vùng Tây Nam bộ theo quy hoạch có 5 trục đường bộ chính là N1, N2, cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau.
Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giao thông vận tải

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Một điểm nhấn trong báo cáo thường niên FDI năm 2023 là trong khi FDI toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 3% thì FDI vào Việt Nam tăng tới 32,1%.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

Theo ADB, lãi suất trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 1/12/2023 đến ngày 29/2/2024.
Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam bày tỏ lo lắng, việc Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 sẽ khiến họ mất ưu đãi thuế.
Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh xác định đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế bứt phá.
Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

BIDV triển khai gói vay vốn nhà ở với lãi suất hấp dẫn nhất thị trường chỉ từ 5%/năm, thời gian vay tới 30 năm, hạn mức tối đa 100% nhu cầu vốn.
Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Gaw Capital Partners, công ty có vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản lớn tại Hồng Kông (Trung Quốc), đang muốn đầu tư vào lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Với việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và không ngừng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng Tuyên Quang đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản vốn mong manh của Trung Quốc bước vào năm 2024 với đà giảm giá chậm lại đối với đầu tư và doanh số bán nhà.
Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Vào ngày 19/3, Bitcoin trượt giá tới 5,7% và đang trên đà giảm lớn nhất trong hai tuần, do làn sóng bán ra tấn công tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác.
Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Xu hướng tiêu thụ vàng, từ hạt đậu vàng đến trang sức vàng, đang lan rộng khắp Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi từ Gen Z.
Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động