Hướng tới trung hòa các bon: Cơ chế nào cho năng lượng sạch tại Việt Nam?

Đây là vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam (lần thứ 2) với chủ đề “Hướng tới trung hòa các bon- Cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính cho các sự án điện gió, điện mặt trời, điện khí”, diễn ra vào ngày 7/4/2022 tại Hà Nội.

Tại Diễn đàn ông Phạm Văn Tấn- Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TNMT khẳng định, tại COP 26 Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, giảm 30% tổng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với năm 2020. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và đang hoàn thiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, trong đó cụ thể hóa các mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này việc thay thế điện than bằng các nguồn điện gió, điện mặt trời, điện khí và các nguồn điện ít phát thải khác là cách đi bắt buộc phải theo.

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng công suất lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) đã đạt khoảng 20,7GW, chiếm hơn 27% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện. Có thể khẳng định thời gian qua, chính sách khuyến khích phát triển điện NLTT đã đem lại nhiều kết quả tích cực. “Tuy nhiên sự phát triển mạnh của các điện gió và điện mặt trời đã dẫn đến mất cân đối nguồn-tải theo miền do các nguồn điện gió và điện mặt trời phát triển chủ yếu tại miền Trung và miền Nam. Ngoài ra còn một loạt các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh cũng đã và đang được đầu tư xây dựng tập trung ở khu vực này”, ông Hoàng Trọng Hiếu- Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực cho biết.

Cũng theo ông Hiếu, khó khăn thách thức trong triển khai các dự án năng lượng sạch hiện nay các vấn đề: Công tác quy hoạch, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, giá FIT, cơ chế tài chính….

“Hiện giá điện từ nguồn NLTT đang cao hơn so với nguồn điện từ nguồn năng lượng truyền thống, chi phí bù giá NLTT đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng NLTT tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện”, ông Hiếu chia sẻ.

Hiện nguồn NLTT tại tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, địa phương nhất định trong khi phần lớn các tỉnh này có phụ tải tiêu thụ tãi chỗ nhỏ, do đó gây áp lực lên hệ thống lưới điện quốc gia, dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư cho hệ thống…

Về tài chính, việc các đầu tư các dự án NLTT có nhu cầu về vốn lớn, tiềm ẩn rủi ro, công suất và sản lượng phụ thuộc và điều kiện thời tiết, khí hậu, khả năng thu hồi vốn lâu do suất đầu tư cao hơn nguồn năng lượng truyền thống, vì vậy các tổ chức tài chính ngân hàng thương mại thường chưa sẵn sàng cho vay đối với các dự án đầu tư vào NLTT.

Hướng tới trung hòa các bon: Cơ chế nào cho năng lượng sạch tại Việt Nam?

Liên quan đến vấn đề vốn, bà Phạm Thị Thanh Tùng- Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Đến hết 31/12/2021 dự nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt hơn 441.000 tỷ đồng (chiếm 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế) tăng 32,5% so với năm 2020, đặc biệt dư nợ tín dụng cho các dự án NLTT đạt khoảng hơn 212 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 47% dự nợ cấp tín dụng xanh của toàn hệ thống.

Cũng theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, các tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn cho các dự án NLTT vì phải tính đến yếu tố hiệu quả của dự án thông qua các vấn đề: giá điện, thời gian thu hồi vốn, yếu tố thời tiết, khả năng của hệ thống truyền tải, năng lực quản lý của chủ đầu tư…Và để cải thiện được các vướng mắc trên Việt Nam cần phải có chính sách đột phá; cần phải hình thành Quỹ NLTT tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện các hình thức ủy thác, bảo lãnh,vay vốn thông qua quỹ này,phát hành trái phiếu xanh…để đảm bảo thu hút nguồn lực tài chính cho lĩnh vực này.

Tai Diễn đàn, nhiều vấn đề như: Cơ chế lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện gió, điện mặt trời, điện khí; Các chính sách tài trợ vốn ưu đãi cho ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, công nghệ cao; Những điều kiện cấp tín dụng cho vay phát triển dự án năng lượng sạch, kinh nghiệm chính sách quốc tế của các nước đang phát triển về chính sách thu hút nguồn đầu tư, khoản tín dụng đối với đầu tư dự án năng lượng sạch; Cơ chế - giải pháp để thúc đẩy phát triển NLTT…đã được nêu lên để thảo luận.

Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng đề cập đến những thách thức mới trong phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam như: Trong quy hoạch điện, quy hoạch quản lý đất đai; đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà thầu; trong công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thu xếp vốn; nguồn nhiên liệu trong nước và nhập khẩu; khả năng tham gia thị trường điện; sự đồng hành của chính quyền địa phương.

Ông Vương Quốc Thắng- Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội, khẳng định: Theo tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ngày 11/10/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chúng ta đang xem xét xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật để khuyến khích đầu tư xây dựng năng lượng xanh, NLTT. Uỷ ban Khoa học, công nghệ và Môi trường đang rất quan tâm và lắng nghe các tâm tư, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà đầu tư, các nhà thực thi chính sách, cá nhân… để tham mưu cho Quốc hội về những chính sách phù hợp, ban hành các luật nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch ngành năng lượng thành công.

“Những đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống rất cần được nêu ở Nghị trường Quốc hội và luật hóa để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”, ông Thắng khẳng định.

Hướng tới trung hòa các bon: Cơ chế nào cho năng lượng sạch tại Việt Nam?
Ông Vương Quốc Thắng- Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn

Theo Ban tổ chức, Diễn đàn là dịp để các đại diện cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư vấn, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đầu tư nguồn năng lượng sạch và các nhà khoa học chia sẻ, trao đổi, phân tích các vấn đề bất cập, thách thức. Đồng thời, thảo luận về các cơ hội lớn cho các nguồn năng lượng sạch theo định hướng và quyết tâm của Chính phủ về phát triển bền vững. Đặc biệt là chủ trương dừng các dự án nhiệt than chưa triển khai đầu tư xây dựng, đồng thời kiến nghị lên cấp thẩm quyền để ban hành các quy định và cơ chế phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tính cường phát triển các dạng năng lượng xanh và sạch.

Trên cơ sở các ý kiến, Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ tổng hợp và kiến nghị cấp thẩm quyền ban hành các quy định và cơ chế phù hợp trong thời gian tới, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng tính khả thi thực hiện Quy hoạch điện VIII, cũng như góp phần thực hiện nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam về trung hòa các bon vào năm 2050.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban Tổ chức cũng sẽ vinh danh “TOP 10 nhà đầu tư IPP năng lượng sạch uy tín ở Việt Nam 2021” và “TOP 10 doanh nghiệp công nghệ, thiết bị, dịch vụ điện gió, mặt trời được đánh giá tốt nhất Việt Nam 2021” nhằm ghi nhận, động viên các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các nguồn điện sạch tiêu biểu; các DN cung cấp các thiết bị điện công nghệ cao, cung cấp dịch vụ xây dựng dự án năng lượng sạch góp phần tăng hiệu quả đầu tư và đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn - tin cậy.

Sơn Kỳ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin mới nhất

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, sản lượng điện mặt trời tại châu Âu trong quý I/2025 đạt gần 68 terawatt giờ (TWh), tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, Việt Nam sẽ có 3.600 MW từ thuỷ điện tích năng và giai đoạn 2031 - 2035 sẽ có thêm khoảng hơn 7.000 MW từ nguồn pin nước này.
Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Vương quốc Anh đẩy mạnh phát triển năng lượng gió

Vương quốc Anh là một trong những quốc gia sản xuất điện gió trên bờ và ngoài khơi lớn nhất thế giới, với nhiều dự án được triển khai trong ba thập kỷ qua.
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đóng góp gần 5,75 tỷ kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính đến 31/3/2025, các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới gần 5,75 tỷ kWh
Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam: Đến lúc bứt phá

Báo cáo mới nhất hé lộ tiềm năng hơn 1.000 GW điện gió ngoài khơi, tạo nền tảng cho Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng xanh khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Đầu tư năng lượng sạch tại Anh tăng tốc nhờ cải cách lưới điện

Chính phủ Anh mới đây cho biết, các doanh nghiệp đầu tư, cung cấp năng lượng sạch sẽ được ưu tiên kết nối với lưới điện.
Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Đức hướng tới kỷ lục mới về điện gió trong năm 2025

Đức đã phê duyệt các dự án điện gió trên bờ mới với tổng công suất hơn 4.000 megawatt (MW) và lắp đặt thêm hơn 1.000 MW trong quý I năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 988/QĐ-BCT ngày 10/4 về phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.
Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Tại Tọa đàm “Năng lượng sạch”, chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy năng lượng sạch, tiết kiệm điện, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Chiều 31/3, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2025.
Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ngày 26/3, Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Ngay sau khi Luật Điện lực được thông qua cùng các văn bản hướng dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới với nhiều cơ sở sản xuất mới.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Pacifico Energy.
Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

IEA dự báo, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 95% tăng trưởng điện toàn cầu, lần đầu tiên vượt điện than vào năm 2027. Liệu kịch bản này có thành hiện thực?
Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, trong đó có cơ chế bán điện dư từ ngày 3/3/2025.
Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 618/QĐ-BCT, trong đó, có phụ lục danh sách các dự án điện mặt trời theo Quy hoạch điện VIII.
Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương vừa có quyết định phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý như thế nào để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng?
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Sáng 5/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Đại sứ Đức tại Việt Nam và Tập đoàn PNE.
Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025 quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng lớn và đơn vị năng lượng tái tạo.
Mobile VerionPhiên bản di động