Hộp thư ngày 30/6: Cảnh báo đa cấp bất động sản với chiêu thức huy động vốn lãi “khủng”
Hộp thư - Đường dây nóng Thứ năm, 30/06/2022 - 22:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hộp thư ngày 28/6: Sữa hạt xương khớp OviSure Gold quảng cáo thổi phồng công dụng Hộp thư ngày 29/6: Hàng loạt sản phẩm của Công ty TNHH Thảo Dược Việt có dấu hiệu quảng cáo trái phép |
Báo điện tử Công Thương nhận được phản ánh về Nhà máy nhà máy điện phân chì, kẽm Bắc Kạn trở thành cục nợ khổng lồ; Dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi rao bán nhà ở xã hội trái luật...
* Bạn đọc phản ánh: Nhà máy nhà máy điện phân chì, kẽm Bắc Kạn được triển khai từ năm 2007, theo Giấy chứng nhận đầu tư số 1301000018 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Quy mô sản xuất hàng năm dự kiến là 25.000 tấn kẽm, 6.000 - 10.000 tấn chì, 1.200 tấn bột kẽm oxit và 40.000 tấn axit sunfuaric. Dự kiến đến quý II/2017 sẽ hoàn thiện và đi vào vận hành chính thức. Thế nhưng, đến này đã 15 năm trôi qua, nhà máy điện phân chì, kẽm Bắc Kạn của Công ty TNHH Ngọc Linh sau 9 lần được UBND tỉnh Bắc Kạn thay đổi quyết định đầu tư (lần thứ 09 ngày 22 tháng 5 năm 2019), tổng mức đầu tư ban đầu là 789 tỷ đồng được nâng lên tới hơn 2.185 tỷ đồng. Đến nay, nhà máy này chưa một lần vận hành chính thức, chỉ là những đống sắt vụn, những bức tường hoen ố ngày phơi sương, phơi nắng trên đỉnh đèo Khau Thăm và không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ hoạt động.
![]() |
Dự án của Công ty Ngọc Linh theo quyết định đầu tư lần thứ 9, tổng vốn dự án là 2.185 tỷ đồng, phần vốn góp của đơn vị này là 355,8 tỷ đồng (chỉ chiếm 16%). |
* Thông tin phản ánh: Bà Đỗ Thị Lý (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) lên mạng để tìm hiểu về việc mua bán nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và có đọc được thông tin ông Nguyễn Ngọc Thành đăng tin rao bán căn hộ chính chủ số 18, tầng 10, tòa nhà N03 Ecohome 3, thuộc Dự án khu nhà ở Ecohome 3, địa chỉ: B11-HH2 Khu Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm. Qua trao đổi, ngày 15/4/2021, bà Lý và ông Thành đã kí “Giấy giao nhận tiền cọc” (viết tay) số tiền là 50 triệu đồng để mua căn hộ ông Thành rao bán nêu trên. Theo đó, thời hạn đặt cọc từ ngày 15/4/2021 đến 15/5/2021. Trong khoảng thời gian này, gia đình bà Lý đang cố gắng thu xếp để có đủ số tiền mua căn hộ, thì trên mạng internet, ông Thành vẫn tiếp tục rao bán căn hộ 1018 tòa nhà N03 Ecohome 3 này. Thấy bất thường, bà Lý tìm hiểu và biết ông Thành không phải là chủ sở hữu căn hộ thuộc Dự án nhà ở xã hội nói trên. Chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô đã kí “Hợp đồng thuê căn hộ xã hội” số N03 1018/2020/HĐTCH ngày 31/10/2020 cho vợ chồng khác.
Nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên bà Lý đã yêu cầu ông Thành trả lại số tiền đã đặt cọc. Tuy nhiên, ông Thành không trả tiền cọc và còn thách thức, cho rằng do gia đình bà Lý “bỏ cọc”.
Căn cứ Khoản 4, Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 thì: “Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm”. Các trường hợp bán nhà ở xã hội trước thời hạn 5 năm đều có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đã cố tình giao dịch một tài sản biết rõ pháp luật không cho phép giao dịch. Hợp đồng của chủ sở hữu căn hộ được kí năm 2020 thì đương nhiên không thể bảo đảm yêu cầu tối thiểu 5 năm để được giao dịch theo quy định pháp luật.
* Bạn đọc phản ánh: Cuối năm 2020, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có thông báo kết quả xác minh nội dung đơn tố cáo tại Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (Trường ĐHSPKT), theo đó việc bà Trương Thị Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSPKT chiếm dụng tiền của nhà trường giữ trong tài khoản cá nhân là đúng sự thật. Việc này cũng được Kiểm toán Nhà nước kết luận trong Báo cáo kiểm toán năm 2016. Tuy nhiên, phải đến năm 2017 Phòng Kế hoạch tài chính của nhà trường mới tiến hành thu hồi số tiền mà bà Hiền đã chiếm dụng. Một Phó hiệu trưởng khác là ông Lê Hiếu Giang còn phải chịu trách nhiệm liên quan đến sai phạm quản lý, sử dụng kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sư phạm do Bộ Giáo dục Đào tạo cấp năm 2014. Theo kết luận Thanh tra (số 611/KL-BGDĐT ngày 25/6/2021) thì nhà trường phải thu hồi gần 15 tỉ đồng nộp ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, tại văn bản số 589/BC-ĐHSPKT ngày 16/6/2021 gửi Bộ Giáo dục Đào tạo trường ĐHSPKT đã nêu: “Từ việc chuyển điểm sai quy định của Phòng Đào tạo dẫn đến việc Trường bị thất thoát nguồn thu học phí đào tạo thạc sĩ với số tiền tạm tính là 20.685.714.000 đồng”.(?!)
Mặc dù có nhiều vấn đề sai phạm sau thanh tra chưa xử lý triệt để nhưng đến nay hai cán bộ liên quan trên vẫn được giới thiệu và đề cử để điều hành nhà trường.
Bạn đọc có thông tin, phản ánh, tin bài gửi về tòa soạn Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ: Báo Công Thương, tầng 10-11, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đường dây nóng: 0866.59.4498; Email: [email protected] |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hộp thư bạn đọc ngày 12/8: Cụm công nghiệp san lấp trái phép, cửa hàng "Vườn Của Bé" bán hàng không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Nhà máy may không phép Báo Công Thương phản ánh bị xử phạt 35 triệu đồng

Hộp thư bạn đọc ngày 9/8: Chợ tiền tỷ bỏ hoang, tài sản công của Liên minh HTX biến thành showroom

Hộp thư bạn đọc ngày 5/8: Mỹ phẩm của Công ty Vidico “nổ” như thần dược, có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh?

Thanh Hóa: Dự án đường giao thông trăm tỷ chậm tiến độ, tỉnh cần chỉ đạo tháo gỡ “nút thắt”
Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Chiêu trò bán hàng “tặng quà” nhằm "giăng bẫy" người cao tuổi

Cần làm rõ giao dịch nhà ở xã hội có dấu hiệu lừa đảo !?

Hộp thư ngày 2/8: Nghi vấn siêu thị *Q-mart bán hàng không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Nâng hình thức kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Bệnh viện huyện sau phản ánh của Báo Công Thương

Giáo viên hợp đồng ở Nghệ An 'kêu cứu'

Quảng Bình: Cửa hàng cà phê trong khu vực cây xăng, người dân lo lắng nguy cơ cháy nổ

Hộp thư ngày 29/7: Khách hàng bức xúc vì Thẩm mỹ viện Pascal, nổ mìn làm nứt nhà dân

UBND tỉnh Thanh Hóa hồi âm bài báo về nhà máy may không phép trên Báo Công Thương

Hộp thư ngày 26/7: Công ty Cổ phần Sữa xây dựng nhà máy không phép

Thanh Hóa: Nhà máy may không phép, chính quyền bất lực hay doanh nghiệp coi thường pháp luật?

Điện vùng nông thôn, miền núi Nghệ An: Cử tri kiến nghị gì?

Hộp thư ngày 21/7: Công ty gas Thành Tài bị tố nhiều sai phạm trong sản xuất, kinh doanh

Yên Bái chấn chỉnh khai thác khoáng sản nhưng “trên bảo dưới không nghe”

Thanh Hóa: Truy tìm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Thanh Hóa: Vụ lợi dụng ngày thương binh liệt sĩ để bán hàng, người dân đã nhận lại tiền

Hộp thư ngày 19/7: Bất cập góp vốn tại Hợp tác xã Toàn Lực, doanh nhân bị hành hung ở quán cà phê

Hộp thư ngày 16/7: Cụm công nghiệp thi công trái phép, bất thường thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Nam Định

Dự án Khu dân cư Hồ Toàn Thành: Nhà đầu tư bị “mang con bỏ chợ” do chính quyền làm sai

Hộp thư ngày 11/7: Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu biến thành “khu đô thị”?
