Hộp thư ngày 29/7: Khách hàng bức xúc vì Thẩm mỹ viện Pascal, nổ mìn làm nứt nhà dân
Hộp thư - Đường dây nóng Thứ sáu, 29/07/2022 - 18:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nghệ An: Nhiều thẩm mỹ viện “chui” ngang nhiên hoạt động |
Báo Công Thương nhận được phản ánh về: Thẩm mỹ viện Pascal gây bức xúc; các cơ sở kinh doanh “vô tư” lấn chiếm lòng hồ; Công ty Khoáng sản Kim Bôi bị phản ánh nổ mìn làm nứt nhà dân…
Thông tin đường dây nóng: Chị V. (phường 13 quận Bình Thạnh. TP. HCM) phản ánh thẩm mỹ viện Pascal địa chỉ số 62-64 đường 3/2, phường 12, quận 10, TP. HCM có dấu hiệu lừa dối khách hàng. Trong khi trước đó, ông Văn Trọng Đồng cũng có cùng địa chỉ số 62-64 đường 3/2, phường 12, quận 10, TP. HCM là địa chỉ được quảng cáo thẩm mỹ viện Vedette đã bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt về hành vi: Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bênh.
Cụ thể, tháng 6/2022, bà V. có đến thẩm mỹ viện Pascal số 62-64 đường 3/2, phường 12, quận 10, TP. HCM để tìm hiểu dịch vụ giảm cân cho con gái. Sau khi được tư vấn cam kết vòng bụng sẽ giảm từ 9-12cm, với chi phí là 20 triệu đồng, chị đã ký hợp đồng với Pascal. Thấy hợp đồng tên là thẩm mỹ viện Vedette, chị V. có hỏi tại sao bảng hiệu là Pascal nhưng trong hợp đồng lại ghi Vedette thì được nhân viên cho biết là đã xác nhập và thống nhất một tên cho dễ gọi.
Những lần đầu tiên đặt lịch hẹn giờ, chị V. được xác nhận rồi mới đến làm dịch vụ. Chị V. chỉ được ngồi ở phòng đợi, không được lên cùng con gái xem trực tiếp quá trình thực hiện. Chị V. có thắc mắc và yêu cầu được lên xem quy trình làm nhưng nhân viên không đồng ý và bảo rằng phòng cần vô trùng.
![]() |
Thẩm mỹ viện Pascal đang bi phản ánh có dấu hiệu lừa dối khách hàng |
Sau đó chị V. có hỏi con rằng, họ có làm thao tác gì thì chỉ biết là đưa máy nóng và massage trên bụng. Nhưng con gái chị V. mới chỉ đi được 4 lần thì sau đó nhắn tin, gọi điện để đặt lịch hẹn kế tiếp qua số Zalo đã được cung cấp thì không nhận được phản hồi. Chị V. nghĩ họ bận nên đã đến trực tiếp thì thấy đóng cửa trong khi lịch hoạt động là các ngày trong tuần. Chị V. quay về và cho rằng có lẽ họ bận đột xuất nên không kịp thông báo cho khách hàng biết về lịch nghỉ của mình. Chị V. có đi qua cơ sở 2 ở đường Trần Quang Khải (quận 1, TP. HCM) thì cũng thấy đóng cửa.
Sau nhiều ngày, chị V. không thể liên lạc được với thẩm mỹ viện trên và tin nhắn gửi cũng báo chưa được nhận, số tổng đài 1800400588 lại được báo là số điện thoại không có.
Chị V. lên mạng tìm hiểu, mới biết là Pascal chính là tên gọi thứ 2 của Vedette. Và Vedette là cơ sở thẩm mỹ viện đã bị Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt về hành vi khám chữa bệnh, hành nghề khi chưa được cấp giấy phép. Đồng thời, số điện thoại hotline của thẩm mỹ này cũng trùng với số điện thoại hotline của thẩm mỹ viện Vedette.
“Tôi rất mong được quý báo cùng các cơ quan chức năng điều tra về sự việc này và yêu cầu Thẩm mĩ viện Pascal-Vedette trả lại tiền cho tôi cũng như những khách hàng khác”, chị V. cho biết.
Bạn đọc phản ánh: Hồ Tây Mỗ (phố Cầu Cốc, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang bị lấn chiếm trái phép. Cụ thể, trong suốt nhiều năm qua, hàng loạt cơ sở kinh doanh như: nhà hàng, quán bia, biệt thự…ngang nhiên lấn chiếm không gian hướng ra lòng hồ.
Đặc biệt, khi một số tập đoàn bất động sản lớn về xây dựng dự án tại phường Tây Mỗ đã khiến cho giá đất khu vực này “sốt” hơn bao giờ hết. Theo đó, lòng hồ Tây Mỗ càng bị thu hẹp lại, thay vào đó là sự xuất hiện hàng loạt cơ sở kinh doanh, biệt thự, khách sạn được xây dựng ngay sát bên hồ.
Thông tin phản ánh: Các hộ dân tại khu dân cư Trại Nẻ, phường An Lạc, thành phố Chí Linh, Hải Dương đã gửi đơn tới nhiều cơ quan bức xúc vì nhà bị nứt. Theo các hộ dân, hiện tượng vết nứt này chỉ mới xuất hiện từ khi Công ty Cổ phần Khoáng sản Kim Bôi thực hiện nổ mìn phục vụ sản xuất.
Công ty cổ phần khoáng sản Kim Bôi chi nhánh Hải Dương có địa chỉ tại khu dân cư Trại Nẻ, phường An Lạc, thành phố Chí Linh, bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác mỏ từ 14/4/2016. Diện tích khai thác mỏ là 60ha, diện tích sân công nghiệp và phụ trợ là 16,95ha, công suất được phép khai thác là 150.000 tấn/năm.
Để xác minh phản ảnh của người dân, ngày 25/7, ông Lưu Văn Bản - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc tại thành phố Chí Linh nhằm chỉ đạo xác minh làm rõ vụ việc.
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Sở Công Thương phối hợp Sở Xây dựng lựa chọn đơn vị tư vấn độc lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động, đủ năng lực, có kinh nghiệm để đo rung chấn và kiểm tra vết nứt của các hộ dân thuộc khu dân cư Trại Nẻ, phường An Lạc. Ông Lưu Văn Bản yêu cầu, việc đánh giá phải đảm bảo công tâm, khách quan làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền triển khai các công việc tiếp theo, chậm nhất trước tháng 9 phải hoàn thành.
Bạn đọc có thông tin, phản ánh, tin bài gửi về tòa soạn Báo Công Thương tại địa chỉ: Báo Công Thương, tầng 10-11, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đường dây nóng: 0866.59.4498; Email: [email protected]
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hộp thư bạn đọc ngày 12/8: Cụm công nghiệp san lấp trái phép, cửa hàng "Vườn Của Bé" buôn bán hàng lậu?

Thanh Hóa: Nhà máy may không phép Báo Công Thương phản ánh bị xử phạt 35 triệu đồng

Hộp thư bạn đọc ngày 9/8: Chợ tiền tỷ bỏ hoang, tài sản công của Liên minh HTX biến thành showroom

Hộp thư bạn đọc ngày 5/8: Mỹ phẩm của Công ty Vidico “nổ” như thần dược, có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh?

Thanh Hóa: Dự án đường giao thông trăm tỷ chậm tiến độ, tỉnh cần chỉ đạo tháo gỡ “nút thắt”
Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Chiêu trò bán hàng “tặng quà” nhằm "giăng bẫy" người cao tuổi

Cần làm rõ giao dịch nhà ở xã hội có dấu hiệu lừa đảo !?

Hộp thư ngày 2/8: Nghi vấn siêu thị *Q-mart bán hàng không rõ nguồn gốc

Thanh Hóa: Nâng hình thức kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Bệnh viện huyện sau phản ánh của Báo Công Thương

Giáo viên hợp đồng ở Nghệ An 'kêu cứu'

Quảng Bình: Cửa hàng cà phê trong khu vực cây xăng, người dân lo lắng nguy cơ cháy nổ

UBND tỉnh Thanh Hóa hồi âm bài báo về nhà máy may không phép trên Báo Công Thương

Hộp thư ngày 26/7: Công ty Cổ phần Sữa xây dựng nhà máy không phép

Thanh Hóa: Nhà máy may không phép, chính quyền bất lực hay doanh nghiệp coi thường pháp luật?

Điện vùng nông thôn, miền núi Nghệ An: Cử tri kiến nghị gì?

Hộp thư ngày 21/7: Công ty gas Thành Tài bị tố nhiều sai phạm trong sản xuất, kinh doanh

Yên Bái chấn chỉnh khai thác khoáng sản nhưng “trên bảo dưới không nghe”

Thanh Hóa: Truy tìm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Thanh Hóa: Vụ lợi dụng ngày thương binh liệt sĩ để bán hàng, người dân đã nhận lại tiền

Hộp thư ngày 19/7: Bất cập góp vốn tại Hợp tác xã Toàn Lực, doanh nhân bị hành hung ở quán cà phê

Hộp thư ngày 16/7: Cụm công nghiệp thi công trái phép, bất thường thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Nam Định

Dự án Khu dân cư Hồ Toàn Thành: Nhà đầu tư bị “mang con bỏ chợ” do chính quyền làm sai

Hộp thư ngày 11/7: Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu biến thành “khu đô thị”?

Nghệ An: Khi nào nhân viên y tế được chi trả tiền hỗ trợ tham gia chống dịch?
