Hộp thư ngày 13/6: Dạ dày Mộc Thảo quảng cáo như “thần dược”
Hộp thư - Đường dây nóng Thứ hai, 13/06/2022 - 17:07 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bạn đọc phản ánh: Sản phẩm Dạ dày Mộc Thảo do Công ty TNHH Thương mại Grow Up Việt Nam (địa chỉ: tầng 5, tòa nhà NO2 Gold Season, số 47 phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) phân phối có nhiều dấu hiệu vi phạm Luật Quảng cáo khi khẳng định sản phẩm có công dụng như thuốc điều trị. Các sản phẩm này đang được quảng cáo như “thần dược” chữa bệnh trên các fanpage.
Đơn cử, tại fanpage “Dạ dày Mộc Thảo - Dứt điểm tình trạng dạ dày”, giới thiệu Dạ dày Mộc Thảo có thành phần gồm các thảo dược tự nhiên, thành phần quan trọng là nấm lim xanh...
Trên fanpage, Dạ dày Mộc Thảo được tổ chức kinh doanh gắn logo truyền hình VTV2, QPVN khẳng định đánh bay viêm loét, trào ngược, vi khuẩn HP tại nhà: “Dạ dày chớ dùng tây y, dùng ngay thứ này vào buổi sáng, 10 ngày là hết nôn khan, ợ hơi, ợ chua, không còn viêm loét... không phải nội soi, không độc hại, không tác dụng phụ...”.
![]() |
Dạ dày Mộc Thảo quảng cáo như “thần dược” |
Trang “Dạ dày Mộc Thảo- Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải”, đăng tải nội dung giải pháp điều trị bệnh dạ dày, tá tràng tại nhà bằng dạ dày Mộc Thảo. Tại trang này, tổ chức kinh doanh liên tiếp đăng thông tin kèm chiêu trò “dụ” người bệnh để lại số điện thoại để được bác sĩ tư vấn, hoặc gọi tới số hotline 0392996785 để gặp bác sĩ.
Hay trang “Trung tâm dạ dày hàng đầu Mộc Thảo”, cũng dẫn dụ người bệnh bằng bài viết “đừng phí tiền chữa dạ dày sai cách”, với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, sau đó, lồng ghép giới thiệu dạ dày Mộc Thảo của Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải chữa trào ngược dạ dày, vi khuẩn HP, đau đại tràng lâu năm cùng cam kết không tái phát.
Bạn đọc phản ánh: Khu đô thị Hà Phong (Mê Linh, Hà Nội) đã có hạ tầng từ nhiều năm nay, nhưng vẫn đang trong tình trạng vắng vẻ, biệt thự bỏ hoang… nhưng chủ đầu tư vẫn mang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Được biết, Khu đô thị Hà Phong quy mô diện tích 41,8ha, bao gồm các hạng mục như biệt thự, nhà liền kề, chung cư cao tầng, văn phòng, giao thông và công viên.
Dự án được khởi công từ năm 2004, dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Tuy nhiên, đến nay cũng chỉ có các căn biệt thự được xây dựng và cũng chỉ gần nửa trong số đó đã hoặc đang được hoàn thiện. Số còn lại chỉ xong phần thô và bị bỏ hoang nhiều năm nay.
Đáng chú ý, theo báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, Khu đô thị Hà Phong hiện chưa hoàn thiện thủ tục về đất đai, cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Ngày 24/11/2020 chủ đầu tư thế chấp toàn bộ dự án tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong bằng hợp đồng 451/2020/HDBD/PHG/03.
Bạn đọc phản ánh: Cầu Xuân Cẩm có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng nối đường vành đai 4 (tỉnh Bắc Giang) với quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đã hoàn thành hơn 2 năm qua, song do không có đường kết nối dẫn lên xuống nên cây cầu này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, người dân vẫn phải qua sông bằng đò.
Đây là một trong những dự án cầu thuộc tổ hợp dự án đường vành đai 4 (Hà Nội), do Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Bắc Giang làm chủ đầu tư và triển khai từ năm 2017.
Bạn đọc phản ánh: Tình trạng sạt lở bờ sông và Cồn Nổi làm người dân mất sinh kế, phần lớn nguyên nhân do khai thác cát trái phép.
Cồn Nổi nằm giữa dòng sông Thạch Hãn, thuộc địa phận khu phố Trung Chỉ, phường Đông Lương (TP. Đông Hà) tỉnh Quảng trị. Trong đó, bờ Tây của đoạn sông này thuộc phường Đông Lương (TP. Đông Hà), phía bờ Đông thuộc xã Triệu Thuận (huyện Triệu Phong). Trên đoạn sông này có trữ lượng khoáng sản (cát) lớn, chính vì thế, “cát tặc” vì lợi ích riêng tư mà bất chấp pháp luật, khai thác cát trái phép một cách có hệ thống, có nhiều thời điểm “cát tặc” hiên ngang khai thác cả ban ngày. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sạt lở bờ sông và Cồn Nổi mất một phần lớn diện tích đất.
Ban đọc cho biết: Phía bờ sông thuộc xã Triệu Thuận bị sạt lở, nước xâm thực vào đất liền hàng chục mét; phía bờ sông thuộc phường Đông Lương sạt lở, nước xâm thực vào đất liền gần 10m. Điều đáng quan tâm là sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), diện tích Cồn Nổi là hàng chục nghìn mét vuông, có chiều dài gần 1.000m chạy dọc giữa con sông. Nơi đây trở thành đồng cỏ tốt tươi để người dân chăn nuôi gia súc và canh tác cây hoa màu. Ấy vậy, đến nay Cồn Nổi chỉ còn lại vài nghìn mét vuông, nằm thọt lỏm giữa sông. Ngoài ra, do tranh giành điểm khai thác, dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự, gây nhức nhối đối với người dân hai bên bờ sông.
Bạn đọc có thông tin, phản ánh, tin bài gửi về tòa soạn Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ: Báo Công Thương, tầng 10-11, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đường dây nóng: 0866.59.4498; Email: [email protected] |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hộp thư ngày 27/6: Sản phẩm Cao Vị Nhân quảng cáo như thuốc

Hộp thư ngày 26/6: Coffee Cappuccino Detox “nổ” công dụng

Vụ kiện bất đắc dĩ và nước mắt các doanh nghiệp du lịch, thương mại rơi xuống công trình tiền tỷ

Hộp thư ngày 25/6: Bất thường trong việc bán đất tại Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương

Thanh Hóa: Cách chức Chủ tịch hội phụ nữ xã vì quan hệ bất chính tại công sở
Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ về doanh nghiệp xin làm Dự án Khu nhà ở NSQ Thuỵ Phương

Hộp thư ngày 24/6: Thẩm mỹ Vedette đổi tên, nghi vấn “xóa vết” nhằm tiếp tục sai phạm?

Hộp thư ngày 23/6: Lừa sang nước ngoài làm việc lương cao rồi đòi tiền chuộc

Hộp thư ngày 22/6: Dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng giao dịch không thông qua hợp đồng mua bán?

Hộp thư ngày 21/6: Sản phẩm Zawa Plus “thổi” phồng công dụng

Hộp thư ngày 20/6: Sản phẩm Phúc An House đang quảng cáo lừa dối người tiêu dùng?

Thanh Hóa: Khai trừ ra khỏi đảng Chủ tịch xã và Chủ tịch Hội Phụ nữ xã quan hệ bất chính

Hộp thư ngày 18/6: Sản phẩm Kim Ngân Xoang lừa dối người tiêu dùng bằng quảng cáo sai sự thật trên nền tảng Mạng xã hội

Hộp thư ngày 17/6: Thực phẩm chức năng Viên sủi nghệ Cali Usa “nổ” như thuốc chữa bệnh?

Hộp thư ngày 16/6: Nhà máy xử lý nước thải gần 80 tỷ đồng “đắp chiếu” sau 3 năm hoàn thành

Hộp thư ngày 15/6: Sản phẩm Estinfo quảng cáo trái phép, công ty 40 ngày tuổi trúng đấu giá bất thường

Tại sao nước sinh hoạt ở thành phố Vinh có màu vàng, lắng cặn?

Nghệ An: Nước sinh hoạt màu vàng và lắng cặn, dân “tố” nhà máy nước sạch cung cấp nước bẩn

Hộp thư ngày 12/6: Công ty Cổ phần Địa ốc Bcons có dấu hiệu huy động vốn trái phép?

Thanh Hóa: Khách sạn Lam Kinh nằm trên “đất vàng” bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng

Hộp thư ngày 10/6: Nước súc miệng Valentine của Sao Thái Dương có quảng cáo trái phép?

Hộp thư ngày 9/6: Dự án chống ngập nghìn tỷ phía Tây Hà Nội bao giờ vận hành?

Giếng nước ở "thủ phủ" khoáng sản có nước trở lại sau khi mỏ quặng dừng bơm hút nước ngầm

Ngập úng ở TP. Hà Nội: Hút nước hồ Tứ Liên để khắc phục ngập lụt
