Hợp tác KOSEN- Kỳ vọng tạo đột phá cho chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp

Nhằm đem lại sự đột phá mới trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành công nghiệp nói riêng, việc gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp đặc biệt quan trọng. Đây cũng chính là mục tiêu mà Bộ Công Thương kỳ vọng trong hợp tác mô hình đào tạo KOSEN với Nhật Bản.
Bộ Công Thương: Thúc đẩy hợp tác đào tạo mô hình KOSEN “Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo theo mô hình Kosen”

Trong xu thế toàn thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao (có tay nghề, có kỹ năng và kỷ luật lao động) ngày càng thể hiện vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cũng đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ yêu cầu cần tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp (DN) trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

1117-2-copy
Buổi Hội thảo Kết nối nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp với mô hình đào tạo KOSEN

Tại Hội thảo Kết nối nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp với mô hình đào tạo KOSEN mới đây, Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương - thông tin, Bộ Công Thương có 9 trường đại học, 25 trường cao đẳng, mỗi năm cung cấp cho thị trường lao động hơn 200 ngàn sinh viên tốt nghiệp. Các ngành nghề đào tạo đa dạng cả kỹ thuật và kinh tế nhưng thế mạnh của các trường là các ngành như: điện công nghiệp, điện - điện tử, cơ khí, dệt may, hóa chất, công nghệ thực phẩm, kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin...

Thời gian qua, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt được Bộ Công Thương quan tâm, tập trung đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ, hợp tác nhằm giúp các trường thuộc Bộ cải thiện chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu mới. Bà Phạm Ngô Thùy Ninh –Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương - cho biết, hiện một số trường thành công trong hợp tác với DN, các trường khác cũng rất tích cực nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Công Thương nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng vẫn còn xa với mục tiêu phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. "Một trong những nguyên nhân là do cơ sở đào tạo còn hạn chế, chưa thực sự coi đào tạo là sản phẩm dịch vụ cần tuân thủ quy luật gắt gao của thị trường; các DN chưa mấy mặn mà gắn kết nhà trường, do chưa nhận thấy lợi ích dài hạn của việc tham gia đào tạo sinh viên"- bà Ninh cho hay.

Nhằm cải thiện thực trạng đó, năm 2018 Bộ Công Thương triển khai hợp tác với Học viện Công nghệ quốc gia Nhật Bản thực hiện Chương trình mô hình đào tạo kỹ sư thực hành KOSEN để phát huy thế mạnh của giáo dục công nghệ cho các tổ chức và góp phần phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, chương trình được thí điểm tại 3 trường cao đẳng với tổng số sinh viên dự kiến đào tạo cho giai đoạn 2020-2021 là 250 em.

Đến nay, chương trình KOSEN đang triển khai khá thuận lợi, số sinh viên đăng ký tuyển sinh năm 2020 tăng so với năm 2019. Ông Lê Đình Kha – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng - cho biết, mô hình đào tạo KOSEN tại trường đang thu hút sự quan tâm lớn của sinh viên. Năm học 2020-2021 đã có 1.200 em đăng ký nhưng chỉ tiêu đưa ra là 180 thí sinh, cho thấy chương trình KOSEN đã tạo được sức hút và chất lượng đầu vào đã được đảm bảo.

Tuy nhiên, để đào tạo theo mô hình KOSEN đạt hiệu quả theo mục tiêu hợp tác đề ra, ông Nguyễn Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại - cho rằng, các trường cần hỗ trợ, cung cấp thông tin nhiều hơn từ DN Nhật Bản về kế hoạch tuyển dụng, yêu cầu vị trí việc làm để trường xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của DN. Còn ông Phạm Văn Quân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế - nhận định, chương trình KOSEN là cơ hội để sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm tại các DN Nhật Bản. Vì vậy, mong muốn của nhà trường là đẩy mạnh kết hợp xây dựng chương trình đào tạo cùng DN Nhật Bản, qua đó để có thể xuất khẩu kỹ sư theo mô hình KOSEN làm việc tại Nhật Bản từ 2-3 năm sau khi tốt nghiệp và trở về tham gia làm việc cho DN Nhật Bản tại Việt Nam.

1113-3-copy
Gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là giải pháp để gia tăng hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp của Việt Nam

Tại hội thảo, phía Nhật Bản cũng đã thông tin khá rõ nét về nhu cầu tuyển dụng lao động, nhân lực của DN Nhật Bản tại Việt Nam hiện nay. Ông Masuoka Hiroyoshi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long - cho biết, nhiều DN của Nhật Bản đang rất thiếu lao động có kỹ năng, trình độ, nhất là khối DN lĩnh vực sản xuất công nghiệp như điện, điện tử, cơ khí. Vì vậy, các DN đang rất quan tâm và có nhu cầu hợp tác với các cơ sở đào tạo của Việt Nam để xây dựng nguồn cung ứng nhân lực ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Song theo ông Yahagi Hitoshi – Phó Chủ tịch Hội Công Thương Nhật Bản tại Hà Nội (JCCI) - khuyến nghị, DN Nhật Bản luôn có yêu cầu khắt khe về chất lượng nhân lực, nên để có thể ứng tuyển, lao động Việt Nam phải đáp ứng được nhiều yếu tố của DN, như: có kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm phân tích các vấn đề sản xuất, sử dụng thành thạo hệ thống máy móc vượt những kiến thức thông thường; có tác phong công nghiệp của Nhật Bản, biết cách liên lạc, thực hiện báo cáo theo tiêu chuẩn; có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, khả năng làm việc theo nhóm, lên kế hoạch, dự báo tương lai hoạt động, phát triển của DN.

Trên cơ sở các tiêu chí này, ông Yahagi Hitoshi - góp ý, chính sách đào tạo nhân lực của Việt Nam cần gia tăng tính hướng nghiệp nhiều hơn để sinh viên định hình được tương lai về việc làm ngay khi bước vào cổng trường đại học, cao đẳng; các trường đào tạo phải bám sát nhu cầu của DN và thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp, nền kinh tế trong xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập toàn cầu. Qua đó có thể gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp mô hình KOSEN tại DN Nhật Bản; đồng thời, hạn chế được tình trạng nhảy việc, chuyển việc của lao động tại DN Nhật Bản do không đáp ứng được yêu cầu và không thích nghi được với môi trường làm việc áp dụng công nghệ cao.

Ông Nguyễn Thế Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương - cho biết, phía Bộ Công Thương luôn mong muốn sinh viên đào tạo theo chương trình KOSEN tốt nghiệp có việc làm cao. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Công Thương đánh giá cao chia sẻ thông tin về yêu cầu tuyển dụng cũng như góp ý về đào tạo, chất lượng lao động của đại diện các DN Nhật Bản; đồng thời mong muốn nhận được sự hỗ trợ, liên kết chặt chẽ từ các DN Nhật Bản để giúp các trường của Bộ nắm bắt, cập nhật nhu cầu tuyển dụng của DN, thông qua đó có hướng xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp; tránh tình trạng đào tạo xong không hiệu quả.

Ngoài ra, “để các trường thuộc Bộ đào tạo, cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng, thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, Bộ Công Thương luôn hỗ trợ, tạo thuận lợi để các đơn vị tham gia nhiều chương trình hợp tác về đào tạo, giáo dục cũng như đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách giúp nhà trường hoạt động tốt hơn”- ông Hiếu nhấn mạnh.

1114-1-copy
Việt Nam - Nhật Bản cam kết tiếp tục phối hợp triển khai chương trình mô hình đào tạo KOSEN một cách hiệu quả
Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế

Theo Cục Công nghiệp, các sản phẩm ô tô sản xuất trong nước đã vươn ra thị trường khu vực và quốc tế, trong đó có những thị trường có tiêu chuẩn rất cao.
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn tăng trưởng mạnh mẽ.
10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

10 ngành công nghiệp chủ yếu năm 2024 tăng trưởng ra sao?

Các ngành công nghiệp chủ yếu như sản xuất, lắp ráp ô tô; điện tử; thép; dệt may; da giày; sữa; bia, rượu... có mức tăng trưởng ra sao trong năm 2024?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ghi nhận nhiều điểm sáng.
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Kinh tế phục hồi, doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng và có đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu nhờ những yếu tố quan trọng.
Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ 5G vào ngành công nghiệp thông minh mặc dù cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Tại hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh của VEAM, Thứ trưởng Phan Thị Thắng kỳ vọng VEAM sẽ trở lại vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Công nghiệp công nghệ số đã được Trung ương Đảng xác định là một ngành công nghiệp nền tảng, để thúc đẩy cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Vào tháng 11/2024, ghi nhận sản lượng toàn cầu của Toyota giảm lần thứ 10 liên tiếp khi xuất xưởng 869.230 xe.
Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025 với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

3 hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm hệ thống phòng không AZP và xe tăng chiến đấu chủ lực T-90SK, pháo phòng không 37mm đã gây chú ý với các chuyên gia quốc tế.
Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TP. Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với tổng số tiền 1,737 tỷ đồng.
Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01, hoàn toàn do Việt Nam phát triển, nổi bật với hàng loạt tính năng tiên tiến đã gây chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, sản xuất công nghiệp và xây dựng tỉnh Long An phục hồi mạnh; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng 11,26%.
Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Ngày 21/12, Chủ tịch Quốc hội Lào ông Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền của Vinachem.
Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng cần làm rõ điều kiện để trở thành thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Viettel High Tech đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế.
Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới.
Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới.
Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300.
Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều vũ khí đặc biệt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động