Thứ tư 14/05/2025 10:09

Hợp tác đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao

Đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn sẽ tạo thêm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư công nghệ cao vào TP. Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Ngày 17/3/2024, tại TP. Cần Thơ, diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ, Trường Bách Khoa - Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và Công ty Cổ phần Giáo dục quốc tế Sun Edu về đào tạo nhân lực ngành điện tử và vi mạch bán dẫn.

Lãnh đạo TP. Cần Thơ và đại biểu chứng kiến lễ ký kết hợp tác đào tạo nhân lực ngành điện tử và vi mạch bán dẫn

Đậy là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề tạo ra sự lan tỏa và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao về điện tử và vi mạch bán dẫn tại TP. Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo biên bản ký kết, các bên sẽ cùng hợp tác tổ chức hiệu quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và mở rộng nguồn nhân lực chất lượng cao về vi mạch bán dẫn để đón đầu nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời, tổ chức khóa đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng là các viên chức, giảng viên, sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với đó, tổ chức các sự kiện truyền thông về hoạt động triển khai chương trình; tổng hợp, báo cáo, đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo, đồng thời tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả, chất lượng.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phát biểu tại sự kiện

Phát biểu tại sự kiện, ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: Nhân lực chất lượng cao, nhất là trong ngành /chu-de/cong-nghiep-ban-dan.topic có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Nhân lực cũng chính là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Đây là ngành công nghiệp đang có vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế thế giới, với quy mô thị trường toàn cầu đạt trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.

Trong thời gian qua, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên thu hút đầu tư và phát triển bán dẫn đã được quan tâm xây dựng. Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã bổ sung các ưu đãi đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm các dự án sản xuất bán dẫn. Theo đó, đến nay, Việt Nam đã và đang ngày càng thu hút được nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn từ các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt - cho rằng, việc TP. Cần Thơ chủ động thúc đẩy hoạt động phát triển nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn thông qua hợp tác đào tạo nhân lực là minh chứng cho năng lực đổi mới sáng tạo của thành phố (xếp hạng 5 trong bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023). Đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư không chỉ cho TP. Cần Thơ mà còn cho cả vùng Tây Nam Bộ.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành ủy Cần Thơ - nhấn mạnh: Từ kinh nghiệm của các địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ đang tập trung xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0, trước mắt tập trung ở khâu phát triển nguồn nhân lực điện tử và vi mạch bán dẫn định hướng cung ứng không chỉ cho thành phố mà còn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ tin tưởng, các nội dung thỏa thuận là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn; góp phần hỗ trợ cung ứng nguồn nhân lực chất lượng ở lĩnh vực này cho thành phố trong tương lai. Đồng thời, thúc đẩy hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗ trợ, thu hút các dự án đầu tư lớn vào thành phố, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của thành phố cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện Cần Thơ đang đẩy nhanh triển khai Đề án thành lập Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ và Đề án thành lập Khu Công nghệ cao Cần Thơ theo quy hoạch tích hợp TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 2/12/2023. Trong đó, thành phố sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ 4.0… và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực điện tử và vi mạch bán dẫn.

“Trước mắt, thành phố sẽ tạo điều kiện để cụ thể hóa các nội dung thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách triển khai thực hiện theo đúng quy định, góp phần đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về điện tử và vi mạch bán dẫn cho TP. Cần Thơ” - ông Nguyễn Văn Hiếu thông tin.

Chia sẻ tại sự kiện, TS. Lê Quang Đạm, Tổng giám đốc Công ty Marvell Việt Nam - cho biết: Marvell lựa chọn đầu tư vào Việt Nam dựa trên 3 lý do chính: Sự ổn định về địa chính trị; nguồn nhân lực có kiến thức cơ bản tốt; hiệu quả đầu tư.

TS Lê Quang Đạm cho rằng, công nghiệp bán dẫn hiện nay ở Việt Nam đang có cơ hội vàng, các nước đang hỗ trợ Việt Nam để phát triển công nghiệp bán dẫn trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Chính phủ Việt Nam cũng đang dành sự quan tâm hỗ trợ với nhiều chương trình, giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn với mục tiêu đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online