Thứ bảy 19/04/2025 15:35

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ: Dự kiến Bộ mới còn 27 đơn vị

Dự kiến sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ thì Bộ mới còn 27 đơn vị, đã thu gọn 15 trên tổng số 42 đơn vị.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có văn bản gửi Bộ Nội vụ về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy sau khi nghiên cứu, rà soát và trao đổi với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Dự kiến Bộ mới sau hợp nhất còn 27 đơn vị, đã thu gọn 15 trên tổng số 42 đơn vị (không bao gồm các đơn vị quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản), tương ứng giảm 35,7% đầu mối đơn vị, đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo Chính phủ.

Theo đó, các đơn vị trực thuộc Bộ mới sau hợp nhất bao gồm: Vụ Bưu chính (không bao gồm Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là cơ sở giáo dục đại học, được đưa ra khỏi Nghị định để quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Vụ Quản lý và Phát triển công nghệ; Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ; Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; Vụ Kinh tế số và Xã hội số; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Cục Bưu điện Trung ương; Cục Công nghiệp công nghệ số; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục an toàn thông tin; Cục Đổi mới sáng tạo và Thị trường khoa học và công nghệ; Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Cục Sở hữu trí tuệ; Cục Tần số vô tuyến điện; Cục Thông tin, Thống kê và Đánh giá khoa học; Cục Viễn thông; Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia; Trung tâm Thông tin; Học viện Chiến lược và Đào tạo Khoa học, Công nghệ và Truyền thông; Báo VietNamNet; và Báo VnExpress.

Đối với nội dung: "Không sử dụng tên gọi Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia vì cơ quan này hoạt động theo mô hình tổ chức hành chính, không theo cơ chế uỷ ban; sử dụng tên gọi là Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia”, Bộ Khoa học và Công nghệ giải thích: Thực hiện Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 2/6/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được kiện toàn tổ chức lại trên cơ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia theo Quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 27/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, là cơ quan giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước; tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực này.

Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được xác định tương đương cấp Cục trực thuộc Bộ.

Về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hoạt động của cơ quan này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và sản xuất, kinh doanh. Sau khi tổ chức lại, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo quyết liệt để sự thay đổi về mô hình tổ chức không làm gián đoạn, ảnh hưởng hoạt động cung cấp dịch vụ công, tuy nhiên cũng cần thời gian để xử lý các vấn đề phát sinh khi thay đổi mô hình tổ chức.

Ngoài ra, vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có thông báo với 15 tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng thay đổi của Chính phủ về cơ quan đầu mối quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Vì vậy, để tránh tiếp tục xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và bảo đảm vị thế của đầu mối quốc gia về lĩnh vực này trong quan hệ với các tổ chức quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị tiếp tục giữ nguyên tên gọi của Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia như đã được quy định tại Nghị định số 28/2023/NĐ-CP.

Về nội dung: "Hợp nhất 3 cục (Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục Công nghiệp công nghệ số; Cục Thông tin, Thống kê và Đánh giá khoa học) xuống còn 2 cục trực thuộc Bộ”, thì Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất tiếp thu, giải trình yêu cầu của Ban Chỉ đạo Chính phủ về việc giảm 35% số lượng đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sau hợp nhất.

Cụ thể, theo Nghị định số 28/2023/NĐ-CP và Nghị định số 48/2022/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông có tổng số 47 cơ quan, đơn vị (trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ có 22 cơ quan, đơn vị; Bộ Thông tin và Truyền thông có 25 cơ quan, đơn vị).

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (gồm có 5 đơn vị: Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục Thông tin cơ sở, Cục Thông tin đối ngoại), Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông còn tổng số 42 cơ quan, đơn vị để thực hiện sắp xếp, tinh gọn.

Trong văn bản, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị giữ nguyên 3 Cục (Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục Công nghiệp công nghệ số; Cục Thông tin, Thống kê và Đánh giá khoa học) trực thuộc Bộ vì lý do 3 đơn vị này có sự khác biệt hoàn toàn và không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và kết quả đầu ra.

Việc vận hành độc lập các đơn vị quản lý nhà nước về thông tin, thống kê; phát triển công nghiệp công nghệ số; và quản lý, đẩy mạnh chuyển đổi số là phù hợp với yêu cầu thực tế và tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động công vụ.

Để thực hiện yêu cầu giảm 35% đầu mối đơn vị sau khi hợp nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến hợp nhất Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật và Vụ Công nghệ cao thành Vụ Quản lý và phát triển công nghệ để thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và công nghệ cao.

Cũng theo Bộ Khoa học và Công nghệ, theo phương án của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về việc chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng về Bộ Công an, thì tiếp tục không còn Cục An toàn thông tin trong cơ cấu tổ chức của Bộ mới sau hợp nhất.

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị Ban Chỉ đạo của Chính phủ xem xét, cân nhắc việc duy trì tổ chức các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ trong bối cảnh cần tập trung để thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 57- NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Tường Vân
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế