Họp báo thường kỳ: Bộ Công Thương giải đáp các vấn đề “nóng”

Chiều ngày 17/10, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ. Nhiều vấn đề nóng liên quan đến các lĩnh vực: cải cách hành chính, 12 dự án thua lỗ, xuất nhập khẩu, điện lực… đã được lãnh đạo Bộ Công Thương giải đáp thỏa đáng cho các cơ quan báo chí. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chủ trì họp báo.  

Trình Chính phủ phương án cắt giảm 71,2% điều kiện đầu tư kinh doanh

Trả lời câu hỏi của phóng viên về hiệu quả của hoạt động cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, ông Nguyễn Anh Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) khẳng định, thời gian qua, Bộ Công Thương luôn được đánh giá là một trong những bộ đi đầu về cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp (DN).

hop bao thuong ky bo cong thuong giai dap cac van de nong
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải giải đáp nhiều vấn đề được báo chí quan tâm

Cụ thể, Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, 675/1216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (chiếm tỷ lệ 55,5%) đã được cắt giảm.

Cũng theo Nghị quyết số 19, Bộ Công Thương được Chính phủ giao theo dõi, giám sát đảm bảo thực thi đầy đủ, nhất quán việc cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3720/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 ban hành Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 – 2020.

Theo phương án trên, Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202/561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%). Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương sẽ đạt 72,1%. Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cho giai đoạn 2019-2020 tập trung vào các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo ông Nguyễn Anh Sơn, việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương thời gian qua đã được cộng đồng doanh nghiệp (DN) hoan nghênh, Thủ tướng Chính phủ biểu dương. Các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế cũng đánh giá rất cao nỗ lực này của ngành.

“202 điều kiện mới được đề nghị cắt giảm quy định ở những ngành nghề khác nhau. Bộ Công Thương sẽ xây dựng nghị định cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh này, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Khi Nghị định này được ký ban hành sẽ có những đánh giá cụ thể hơn. Tuy nhiên, trước mắt, quyết định cắt giảm này đang được đánh giá rất cao” - ông Lê Anh Sơn khẳng định.

Cùng với việc cắt giảm đầu tư kinh doanh, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính. Trong năm 2017, Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 36102, Bộ Công Thương đã cắt giảm 49 thủ tục, đơn giản hóa 134 thủ tục/451 thủ tục. Tính đến năm 2017 đã cắt giảm và đơn giản 40,57%.

Ngày 27/4/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký quyết định 1408. Theo quyết định này, dự kiến đơn giản hóa 42 thủ tục, bãi bỏ 12 thủ tục, tổng số cắt giảm, đơn giản 54 thủ tục. 54 thủ tục này quy định trong 10 lĩnh vực, tại 10 thông tư, 1 thông tư liên tịch, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 7 nghị định.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng ký Quyết định 3013 thành lập Ban Chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ Công Thương. Trong đó Bộ trưởng Bộ Công Thương là Trưởng ban, cùng 2 Thứ trưởng Đặng Hoàng An và Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, cùng lãnh đạo Vụ, cục, phòng bộ, trong đó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là thường trực của Ban chỉ đạo để triển khai chính phủ điện tử. Ông Sơn khẳng định: “Cùng với việc cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản thủ tục đầu tư kinh doanh, tôi nghĩ rằng, việc doanh nghiệp cũng như tổ chức cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương sẽ được hưởng lợi rất nhiều”.

Tổng cục Quản lý thị trường không làm tăng biên chế

Ngày 12/10, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chính thức đi vào hoạt động. Việc nâng cấp từ Cục lên Tổng cục, đồng thời các Chi cục QLTT địa phương được đưa về trực thuộc Bộ Công Thương khiến không ít người lo ngại biên chế của Bộ Công Thương sẽ tăng lên, đi trái với mục tiêu cắt giảm đầu mối quản lý.

Về vấn đề này, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, vi phạm, gian lận thương mại, hàng nhái hàng giả ở nước ta ngày càng tăng lên. Vài năm trước, các vụ vi phạm này chỉ cục bộ ở địa phương nhưng những năm gần đây ngày càng diễn ra trên diện rộng, liên tỉnh, liên vùng. Thực tiễn đó đòi hỏi phải tổ chức lại lực lượng QLTT để quản lý tốt hơn.

Tuy nhiên, để Tổng cục QLTT được thực hiện theo mô hình mới thì phải sắp xếp, đưa các Chi cục QLTT đang ở địa phương về trực thuộc Bộ Công Thương. Như vậy, dù Bộ Công Thương tăng biên chế nhưng các địa phương lại giảm.

Bên cạnh đó, trước khi thành lập Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương đã giảm nhiều đầu mối QLTT và đặt mục tiêu đến hết 2020 sẽ giảm 305 đội. Riêng trong năm 2019, kiện toàn 38 cơ quan QLTT cấp tỉnh thành 19 cơ quan QLTT liên tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Rà soát, sắp xếp 25 Cục QLTT cấp tỉnh theo hướng khu vực liên tỉnh. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp cho giai đoạn sau 2021 để tổ chức bộ máy của lực lượng quản lý thị trường tinh gọn, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định thêm, trước đây, lực lượng QLTT có 63 đầu mối địa phương và 1 đầu mối ở Bộ Công Thương là 64. Tuy nhiên con số này sẽ dần giảm còn 38 đầu mối liên tỉnh. Số đầu mối giảm đi nên không có gì mâu thuẫn giữa việc thành lập Tổng cục QLTT với việc giảm đầu mối quản lý. Biên chế không những không tăng mà còn giảm.

Quỹ bình ổn xăng dầu còn tồn 3.100 tỷ đồng

Trong đợt điều hành xăng dầu ngày 15/10, giá xăng dầu không được trích lập vào quỹ bình ổn giá. Trả lời phỏng vấn của phóng viên về số tiền tồn quỹ xăng dầu hiện nay, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin, từ đầu năm đến nay, ta đã có tổng cộng 18 lần điều hành giá, trong đó 2 lần giảm giá, 6 lần tăng giá, 10 lần ổn định giá. Tuy nhiên, để giữ được 10 lần bình ổn này, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định trích quỹ bình ổn khoảng 18.466 đồng/lít trong 10 lần đó. Tính đến này 15/8, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã chi 5.500 tỷ đồng và đến ngày 31/8, quỹ còn tồn 3.100 tỷ đồng.

“Lần gần đây nhất, vào 15/10, do giá xăng dầu thế giới tăng cao, liên Bộ Công Thương - Tài chính một mặt ngừng trích 300 đồng/lít xăng vào quỹ, đồng thời tiếp tục trích quỹ để bù giá. Do đó, đáng lẽ xăng tăng hơn 1.500 đồng/lít nhưng thực tế chỉ tăng 700 đồng/lít” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.

Xăng dầu vốn là mặt hàng có tác động lớn đến nền kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Thời gian tới, do giá xăng dầu thế giới dự báo sẽ tăng, cộng với việc tăng thuế môi trường nên giá xăng dầu thế giới dự kiến tăng mạnh, vai trò của quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ rất cần thiết. Đây là điều liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ cân nhắc, trình Chính phủ xem xét, điều chỉnh.

Người thuê nhà được mua điện giá công bằng

Liên quan đến giá điện mới áp dụng cho người thuê nhà, ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay, vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 về thực hiện giá bán điện, trong đó có quy định chi tiết hơn về áp giá bán điện cho người thuê nhà.

Cụ thể, đối với người thuê nhà là hộ gia đình, trong Thông thư 16 trước đây quy định rõ, các hộ thuê nhà được giao mức sử dụng điện như hộ gia đình thông thường. Thông tư 25 bổ sung thêm trong trường hợp các cá thể không phải hộ gia đình, chủ nhà cho thuê chưa xác định số người thì áp dụng biểu giá mức điện bậc 3. Nếu xác định được số người trong nhà thuê, căn cứ vào số người, bên cung cấp điện sẽ căn cứ vào đó cấp mức sử dụng điện. Quy định mới này sẽ tạo điều kiện khắc phục được nhiều khó khăn trước đây.

hop bao thuong ky bo cong thuong giai dap cac van de nong
Họp báo thu hút đông phóng viên với nhiều vấn đề được quan tâm

Trong thời gian đầu, khi bên chủ nhà cho thuê chưa xác định được số người cho thuê, chưa xác định mức sử dụng điện, quy định này khắc phục được tình trạng số chủ thuê nhà đã thu tiền điện của người thuê nhà ở mức giá cao. Với quy định mới này, người thuê nhà sẽ được hưởng mức giá điện theo đúng quy định.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã tuyên truyền, đăng tải Thông tư trên các thông tin đại chúng, gửi các Sở Công Thương để thông báo rộng rãi đến các đơn vị điện lực trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các công ty điện lực các tỉnh, thành phố, phối hợp các đơn vị bán lẻ điện của các thành phần kinh tế, tổ chức phổ biến rộng rãi, ký cam kết của các gia đình, chủ hộ cho thuê nhà.

“Ví dụ ở Hà Nội, trên 95% các chủ hộ thuê nhà đã ký cam kết với ngành điện sẽ áp giá bán điện theo đúng giá Nhà nước quy định. Tương tự, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố khác từ nay đến khi thông tư mới có hiệu lực, sẽ ký cam kết này với ngành điện để thông qua đó người thuê nhà sẽ được mua điện với giá điện theo nhà nước quy định” - ông Nguyễn Anh Tuấn thông tin.

Liên quan đến sự cố đứt đường dây khiến cho 2 em học sinh bị thiệt mạng và 4 cháu bị thương ở Long An, ông Tô Xuân Bảo - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn môi trường công nghiệp, cho hay, ngay sau khi nhận thông tin tai nạn xảy ra, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Cục Kỹ thuật An toàn môi trường công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào hiện trường để cùng phối hợp với lực lượng chức năng để chỉ đạo khắc phục sự cố.

EVN đã yêu cầu Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Long An trước hết tập trung thăm hỏi, động viện, hỗ trợ gia đình các cháu bị nạn. Sau đó, chỉ đạo Công ty Điện lực Long An rà soát các điều kiện kỹ thuật liên quan đến lưới điện, kể cả vấn đề quản lý để phục vụ công tác điều tra của công an huyện Châu Thành. Nguyên nhân không ngoại trừ liên quan đến kỹ thuật, quản lý và liên quan tác động bên ngoài. Sau khi có kết quả điều tra, sẽ có xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tập thể có liên quan. Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các đơn vị điện lực rà soát các điều kiện kỹ thuật trong công tác vận hành, bảo dưỡng đường đây, kiểm tra lưới điện định kỳ để đảm bảo an toàn lưới điện tránh bị tai nạn xảy ra, đảm bảo cung cấp điện ổn định.

Bộ Công Thương thực hiện nghiêm túc các cam kết với cử tri

Trả lời báo giới về việc thực hiện các lời hứa của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại các kỳ họp Quốc hội trước đây, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, cam kết của Bộ trưởng cũng là cam kết và trách nhiệm của Bộ Công Thương, ngành Công Thương đối với cử tri cả nước. Những kết quả mà Bộ Công Thương đạt được thời gian qua chính là việc thực hiện lời hứa của người đứng đầu ngành Công Thương với cử tri và người dân cả nước.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã hoàn thành chỉ tiêu trong các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường trong nước… góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu của nền kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, góp phần vào các chỉ tiêu của Quốc hội giao cho Chính phủ mà Bộ Công Thương là 1 trong các bộ ngành chịu trách nhiệm thực hiện. “Làm tốt công việc của mình chính là cách tốt nhất thực hiện tốt những cam kết mà Bộ trưởng Bộ Công Thương đã hứa trước cử tri. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện các nhiệm vụ một cách tốt nhất, xứng đáng mong đợi của các cấp, các ngành và người dân” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Tín hiệu tích cực của 12 dự án kém hiệu quả

Về tiến độ xử lý 12 dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương, ông Dương Duy Hưng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, sau hơn 1 năm triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý 12 dự án, nói chung cả 12 dự án đều có chuyển biến tích cực, trong số 6 Nhà máy thua lỗ, thời điểm này có 2 nhà máy đã có lãi. Trong đó, 8 tháng đầu năm 2018, Công ty CP DAP - Vinachem Hải Phòng lãi 147,68 tỷ đồng, Nhà máy Thép Việt Trung lãi 527,2 tỷ đồng.

4 dự án còn lại trong nhóm 6 dự án trước đây có sản xuất nhưng lỗ hiện đều có phương án tiết giảm sản xuất, tiết giảm chi phí, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Với nhóm 3 nhà máy dừng sản xuất, Nhà máy PVTex Đình Vũ đã vận hành từ tháng 4/2018. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Miền Trung sẽ khởi động trở lại khi thị trường thuận lợi. Nhà máy Bộ giấy Phương Nam cũng đang có phương án triển khai về mặt lâu dài.

Sau 2 năm, tổng dư nợ của 12 dự án đã giảm 124 tỉ đồng so với 31/1/2018. Đặc biệt, việc xử lý các dự án này đã bảo đảm nguyên tắc của Bộ Chính trị cũng như Chính phủ, Ban chỉ đạo đề ra là không sử dụng vốn Nhà nước bơm vào các dự án, bảo đảm dự án vận hành theo nguyên tắc thị trường, giảm nợ, thu hồi vốn cho ngân sách Nhà nước. Bộ Công Thương cũng đảm bảo đến năm 2020 có thể xử lý dứt điểm các dự án này.

Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn

Liên quan đến Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, ông Trần Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than thông tin, Nhà máy đã được vận hành chạy thử tháng 5/2018 và có đầu mối ký hợp đồng cung cấp xăng dầu.

Để bán sản phẩm, Nghi Sơn đã có phương án giải phóng hàng của kho xăng dầu sản xuất bằng hình thức giảm giá sản phẩm. Trên cơ sở đó, tháng 7 và tháng 8, toàn bộ xăng dầu ở Nghi Sơn đã đầy kho, thậm chí tổ hợp Nghi Sơn phải thuê kho của nước bạn. Để khắc phục điều này, họ đã đề xuất Bộ Công Thương được xuất khẩu sản phẩm xăng dầu. Căn cứ trên quy định hiện hành và kết nối cung cầu thị trường xăng dầu, để hỗ trợ Nghi Sơn với nguyên tắc đảm bảo an toàn trong quá trình chạy thử nên Bộ Công Thương đã cho phép xuất khẩu một số mặt hàng xăng dầu. Song vẫn đề nghị Nghi Sơn xin ý kiến Bộ Tài chính về thuế xuất khẩu.

Nhiều DN chưa quan tâm đến CMCN 4.0

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ cho hay, trong giai đoạn này, cả thế giới và Việt Nam đang hướng tới cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0). Do đó, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khảo sát trên 2.500 doanh nghiệp (DN) của Việt Nam. Kết quả cho thấy, 85% DN chưa quan tâm đến tiếp cận CMCN 4.0.

Đối với CMCN 4.0, chúng ta cần quan tâm đầu tư nguồn nhân lực và máy móc, thiết bị để phát triển. Tuy nhiên, về công nghệ, các DN Việt Nam vẫn còn đầu tư thấp. Trong tương lai, DN cũng chưa đầu tư ngay vì số lượng nguồn vốn lớn. Thực tế, các DN trên thế giới khi thay đổi đầu tư về công nghệ cũng có cân nhắc. Nên đối với các DN, chúng ta phải có định hướng đầu tư CM 4.0 cho phù hợp, thống nhất.

Riêng với nguồn nhân lực, hiện tại, nhân lực cho CMCN 4.0 còn có nhiều điểm yếu. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 754/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có nội dung về đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng CMCN 4.0.

Khuyến khích đầu tư nông sản sạch xuất khẩu

Với băn khoăn của phóng viên về việc gần đây, nhiều lô hàng nông sản của Việt Nam bị trả lại do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu (XK) nông sản lớn với kim ngạch sau 9 tháng đầu năm đạt 29,5 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Nông sản cũng là sản phẩm đặc thù, cả quá trình chế biến, bảo quản đều dễ bị ảnh hưởng lớn của môi trường, dịch bệnh. Chưa kể, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, xu hướng chung là nhiều quốc gia đang đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe với nông sản. Đôi lúc, các tiêu chuẩn đó bị lạm dụng và ảnh hưởng đến XK nông sản nước ta.

Mặc dù tỷ lệ số lô hàng bị trả lại trên tổng số kim ngạch XK mặt hàng nông sản không cao nhưng nhìn chung, việc bị trả lại hàng sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tên tuổi nông sản Việt Nam trên thị trường. Do đó, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các hiệp hội đưa ra biện pháp tăng cường kiểm ra ngay tại nhà máy, cơ sở sản xuất về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời khuyến khích các DN đẩy mạnh áp dụng công nghệ sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ, áp dụng truy suất nguồn gốc, tăng cường trách nhiệm của DN trong hoạt động XK.

Áp mã HS cho máy đào tiền ảo

Mới đây, Bộ Công Thương đã có ý kiến về việc không cấm nhập khẩu (NK) máy đào tiền ảo, nhận được sự quan tâm lớn. Ông Trần Thanh Hải thông tin, từ tháng 6/2018, Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ ngành nghiên cứu xem xét việc tạm ngừng NK máy đào tiền ảo. Bộ Công Thương cũng đã trao đổi, xin ý kiến các bộ ngành liên quan và sau khi tổng hợp ý kiến cho thấy, trong các góp ý của các bộ ngành, bên cạnh việc đưa ra ý kiến về việc tạm ngừng NK, cũng có ý kiến băn khoăn về việc áp dụng mã HS cho máy đào tiền ảo. Bởi hiện có rất nhiều thiết bị sử dụng chung mã HS 8471.80.90 với máy đào tiền ảo.

Thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2017, có hơn 27.239 sản phẩm và 5 tháng đầu năm 2018 có hơn 15.117 sản phẩm mã HS này được nhập về Việt Nam. Chưa kể, ngừng nhập khẩu trong khi chưa xác định được cụ thể mã HS với mặt hàng cần quản lý là chưa phù hợp với quy định tại Luật Quản lý ngoại thương về quyền tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu và áp dụng biện pháp tạm ngừng NK.

“Các bộ ngành cho rằng máy xử lý dữ liệu tự động là mặt hàng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chứ không riêng máy đào tiền ảo nên cấm sẽ gây ảnh hưởng đến các ngành nghề khác. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị, không áp dụng biện pháp tạm ngừng NK đối với máy xử lý dữ liệu tự động. Đồng thời kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, phân loại, áp mã số HS phù hợp với loại máy này để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp” - ông Trần Thanh Hải cho hay.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị về việc bàn giao công trình Trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Chiều 3/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.
Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế Việt Nam - Canada có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học công nghệ…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre

Sáng 26/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Bến Tre do bà Hồ Thị Hoàng Yến, Quyền Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn.
Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhiệm kỳ 2023-2028.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với bà Diana Elena Mondino - Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina.
Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam - Hoa Kỳ: Chủ động hợp tác, thúc đẩy thương mại ổn định, hướng tới sự hài hòa

Việt Nam tiếp tục chủ động hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, bền vững.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Singapore còn rất lớn, hai bên đang hướng tới nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Cam kết tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để Công ty Intel triển khai hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việc Hoa Kỳ ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam trong cải cách nền kinh tế sẽ tạo động lực cho Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...
Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Thứ trưởng Phan Thị Thắng gặp gỡ các đối tác tại Hoa Kỳ để thúc đẩy thương mại song phương

Tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã có hàng loạt cuộc làm việc song phương, đa phương để thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động