Hội thảo Ngày chuyển đổi số: Chuyển đổi số để tăng cường phát triển kinh tế xã hội

Ngày 24/9, tại TP Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Hội thảo được tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (ngày 10/10 hằng năm) theo Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; đại diện lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên; đại diện các Tập đoàn FPT, Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội, Tổng công ty viễn thông MobiFone, Công ty cổ phần Tập đoàn HiPT, Công ty Truyền hình cáp Saigontourist…

Công tác chuyển đổi số đã được thực hiện bài bản, khoa học

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận thông tin, chúng ta đã bước vào năm thứ 5 chuyển đổi số. Theo đó, năm 2024 là năm “phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động” phục vụ Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hội thảo Ngày chuyển đổi số: Chuyển đổi số để tăng cường phát triển kinh tế xã hội
ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh - STTTT)

Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các chương trình, kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, đến nay, có thể khẳng định rằng chúng ta đã triển khai công tác chuyển đổi số một cách bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả, đạt nhiều kết quả tích cực, có mặt nổi trội, cụ thể là:

Theo đó, Ninh Thuận đã xây dựng hạ tầng dùng chung với công nghệ điện toán đám mây (private cloude) sử dụng cho toàn tỉnh; Mạng TSLCD cấp II và mạng BCAnet (ngành công an) đã được triển khai, kết nối từ Trung ương đến cấp xã; hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) được triển khai, bảo đảm cho các hệ thống thông tin được bảo vệ theo mô hình 04 lớp, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thông tin để kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư; đã triển khai thí điểm phát sóng 5G tại 75 trạm; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 87,5%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng cố định đạt 81,7% cao hơn mức trung bình cả nước là 81%, xếp hạng 15 toàn quốc.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận đã triển khai nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP), nền tảng kho dữ liệu dùng chung để kết nối, tích hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định. Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh đã đưa vào vận hành và kết nối với Hệ thống báo cáo của Chính phủ; nền tảng Trợ lý ảo được triển khai thí điểm để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công toàn trình. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được triển khai kết nối thành công với Cổng dịch vụ công của tỉnh theo Đề án 06, đảm bảo đúng thời gian quy định. Kho dữ liệu điện tử cá nhân.

Nhìn chung, trong trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ninh Thuận đã bám sát chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động chủ động cùng với sự tham gia tích cực của cơ quan, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã được đẩy mạnh và đạt một số kết quả bước đầu quan trọng, tạo nền tảng, động lực cho chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Theo ông Đào Xuân Kỳ - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Thuận, Ninh Thuận đã xây dựng hạ tầng dùng chung với công nghệ điện toán đám mây (private cloude) sử dụng cho toàn tỉnh; hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu được phân cấp cho các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh (mạng TSLCD cấp II), mạng BCAnet (ngành Công an) đã được triển khai, kết nối từ Trung ương đến cấp xã; hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) được triển khai, bảo đảm cho các hệ thống thông tin được bảo vệ theo mô hình 4 lớp, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thông tin để kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang để cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy nhập internet 3G, 4G được phủ đến 100% số thôn có dân cư; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 87,5%; tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang băng rộng cố định đạt 81,7%, cao hơn mức trung bình cả nước là 81%, xếp hạng 15 toàn quốc.

Chuyển đổi số đã và đang len lỏi vào đời sống thường ngày của người dân. Hiện, tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, thanh toán qua mã phản hồi nhanh - QR Code, thanh toán phi tiếp xúc-NFC, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc - contactless chip... đã trở thành các phương thức thanh toán phổ biến.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đạt 363.558 tỷ đồng/30.848.568 món, chiếm 75,3% doanh số thanh toán qua ngân hàng, tăng 129.953 tỷ đồng (+55,6%) và tăng 6.097.230 món (+24,6%) so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số còn có những hạn chế, đó là: Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh chưa mạnh, mặc dù chỉ số chuyển đổi số DTI tuy được cải thiện, nhưng vẫn cần triển khai quyết liệt hơn nữa, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh chưa nhiều, tính đồng bộ, liên thông dịch vụ công chưa cao; người dân và doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều về thực hiện dịch vụ công toàn trình; sử dụng hạ tầng, nền tảng số chưa nhiều, chưa được đồng bộ, liên thông; cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số chưa đủ mạnh, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; việc khai thác, phát huy và thu hút nguồn lực xã hội cho chuyển đổi số còn hạn chế…

Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế số là một nội dung được quan tâm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của Ninh Thuận đặt ra về đóng góp của kinh tế số vào GDP đạt 20% vào năm 2025. Để đạt được các mục tiêu cũng như phát triển kinh tế số ở Ninh Thuận thì các giải pháp cơ bản về thể chế chính sách, hạ tầng số, nguồn nhân lực phải được thực hiện đồng bộ.

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế số.Tiếp tục đẩy mạnh các gói chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách liên quan đến vốn và nguồn nhân lực. Đồng thời, cần có các chính sách hỗ trợ đối với các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng TMĐT và công nghệ số.

Thứ hai, phát triển hạ tầng số bằng cách nâng cấp mạng 4G, đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G. Thúc đẩy nhanh tỷ lệ sử dụng giao thức internet thế hệ mới IPv6. Đảm bảo doanh nghiệp, người dân tiếp cận với internet tốc độ cao, thúc đẩy các doanh nghiệp phổ cập điện toán đám mây…

Thứ ba, thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số.Thúc đẩy hỗ trợ các hình thức hợp tác đào tạo giữa các nhà trường, viện nghiên cứu và tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong đào tạo nhân lực chuyển đổi số; hỗ trợ sinh viên thực tập, làm việc thực tế ở các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động chuyển đổi số…

Thứ tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế số nhằm tiếp tục góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Kim Xuyen
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Mới đây, Công an Tuyên Quang tổ chức Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn TP. Đà Nẵng ghi nhận báo cáo đến nay là 700 triệu đồng của doanh nghiệp dân doanh.
Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Công tác bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025 của tỉnh Bắc Ninh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Chiều 15/12, lực lượng Công binh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã xử lý, vận chuyển, di dời thành công quả bom có trọng lượng nặng gần 230 kg.
Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình vừa có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 15/KL-TTr ngày 15/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh Tuyên Quang.
Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10,5% trở lên, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 15% trở lên.
Chợ An Đông -

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Chợ An Đông - “thủ phủ thời trang” của TP. Hồ Chí Minh đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.
Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 14.688 người lao động nước ngoài đã được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động.
Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Dương Minh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành được HĐND tỉnh Đồng Nai bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Đồng Tháp đã tinh giản hàng nghìn vị trí cán bộ, và đang tiếp tục triển khai tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Bộ Chính trị.
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Năm 2024, GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến tăng 7,52% so với năm 2023, cao hơn bình quân chung cả nước, giải ngân vốn đầu tư công đạt 96% kế hoạch đề ra.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Ngày 9/12, tại Kỳ họp thứ 31, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lạng Sơn khóa XVII, tiến hành công tác kiện toàn chức danh Ủy viên UBND tỉnh Lạng Sơn.
Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

11 tháng năm 2024, Nam Định có 1.206 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 31.769 tỷ đồng, gấp 2,8 lần vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Ba bệnh viện đa khoa khu vực này được định hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa hạng I, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Sáng nay (9/12), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 24 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng.
Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tuần qua, Tỉnh ủy các địa phương: Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ đã thực hiện công tác nhân sự.
Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, trong đó có đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa phận tỉnh.
Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Chiều ngày 7/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Xác định hoá chất là nguyên liệu quan trọng với sản xuất công nghiệp, song cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động ứng phó sự cố hoá chất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động