Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản và những kỳ vọng

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế G20 sẽ được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản vào ngày 28-29/6. Đây là hội nghị quốc tế quan trọng với hai loạt sự kiện là hội nghị nhóm G20 và các cuộc họp song phương bên lề. Đặc biệt cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump - giả sử điều đó xảy ra- đang và sẽ thu hút sự chú ý của thế giới.    

Mặc dù kỳ vọng được giữ ở mức thấp cho cả hai sự kiện, nhưng sự thành công của mỗi sự kiện sẽ được đo lường bằng hai yếu tố, đó là: có giải quyết được các vấn đề hiện tại hay không và có đặt ra một chương trình nghị sự đáng tin cậy cho tiến trình trong tương lai hay không.

Có rất nhiều vấn đề thảo luận trong sự kiện chính. Đầu tiên và quan trọng nhất là những rủi ro đối với mục tiêu trung tâm của G20 là "tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện”. Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, đã gọi triển vọng toàn cầu hiện tại là “mỏng manh và sự phục hồi bấp bênh”, đặc biệt quan tâm đến căng thẳng thương mại.

hoi nghi thuong dinh g20 tai nhat ban va nhung ky vong

Mới đây, IMF ước tính rằng thuế quan trả đũa do Mỹ và Trung Quốc áp đặt lên hàng hóa của nhau có thể làm chậm tăng trưởng toàn cầu tới 0,5% (tương đương khoảng 455 tỷ USD, lớn hơn cả nền kinh tế Nam Phi). Vì nhiều lý do, đây không phải là một chủ đề dễ dàng cho G20. Thứ nhất, ý nghĩa về mục tiêu chung đưa các nhà lãnh đạo lại gần với nhau giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 phần lớn đã tan biến. Thứ hai, không gian mà các nước lớn dành cho chính sách tài khóa hoặc tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng bị hạn chế nghiêm trọng bởi tình trạng nợ nần và lãi suất thấp.

Cùng với các nội dung này là phản ứng từ việc chính quyền Mỹ áp thuế quan hoặc đe dọa áp thuế đối với đa số thành viên G20, và quan điểm của Mỹ đã đưa WTO đến bờ vực nguy hiểm, sự bất đồng về tác động của các hành động này đối với tăng trưởng. Tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G20 ở Fukuoka hồi đầu tháng 6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy tranh chấp với Trung Quốc đang làm chậm nền kinh tế Mỹ. Trong khi hội nghị thượng đỉnh tại Osaka không có khả năng giải quyết vấn đề thương mại, nhiều người cho rằng có thể hy vọng vào kết quả như của hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 12/2018 tại Argentina.

Trong thông cáo tại Buenos Aires, các nhà lãnh đạo G20 đã lưu ý trong một đoạn ngắn rằng thương mại và đầu tư là động cơ quan trọng của tăng trưởng, năng suất, đổi mới, tạo việc làm và phát triển. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi cải cách cần thiết WTO. Osaka sẽ đánh dấu một bước tiến nếu xác định các ưu tiên cụ thể cho cải cách, có thể bao gồm cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và đòi hỏi sự minh bạch cao hơn xung quanh các chính sách thương mại như trợ cấp. Các nhà lãnh đạo nên giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng thương mại với việc đạt được thỏa thuận trong hội nghị bộ trưởng tiếp theo của WTO dự kiến ​​vào tháng 6 năm 2020 tại Kazakhstan.

Nước chủ nhà Nhật Bản đã đưa ra một số vấn đề khác cho Osaka, nơi G20 có thể đóng một vai trò hữu ích trong thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu. Một là cơ sở hạ tầng toàn cầu, nơi Nhật Bản có thể đưa ra một bộ nguyên tắc G20 cho đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng, bao gồm các vấn đề quan trọng như bền vững nợ, bảo vệ xã hội và môi trường và tăng cường quản trị. Điều đáng khích lệ là các bộ trưởng tài chính G20 - bao gồm cả Trung Quốc - đã tán thành các nguyên tắc tại phiên họp đầu tháng 6. Ưu tiên khác của Nhật Bản là quản trị dữ liệu.

Trong một bài phát biểu tại Davos hồi tháng 1, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra khái niệm luồng dữ liệu tự do với sự tin tưởng và mong muốn hội nghị thượng đỉnh Osaka G20 được nhớ đến khi bắt đầu các cuộc đối thoại toàn cầu về chủ đề này. Do sự khác biệt lớn trong cách tiếp cận giữa và thậm chí bên trong Mỹ, châu Âu và Trung Quốc về quyền bảo mật dữ liệu, nội địa hóa và các vấn đề liên quan, không thể đạt được sự đồng thuận tại Osaka. Nhưng Nhật Bản đã xác định được một vấn đề quan trọng và G20 có thể đóng góp giá trị bằng cách đưa vào chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu. Các ưu tiên khác của Nhật Bản cho hội nghị thượng đỉnh G20 bao gồm hợp tác quốc tế về toàn cầu, vấn đề già hóa dân số, tiền điện tử và tránh thuế. Rất ít giải pháp cho những vấn đề này có thể sẽ xuất hiện tại Osaka, nhưng một lần nữa lại có giá trị thiết lập chương trình nghị sự cho các nhà lãnh đạo trong các cuộc đối thoại sau đó.

Tuy nhiên, đối với tất cả những nỗ lực đầy tham vọng của Tokyo, điều mà thế giới đang chờ đợi từ lâu là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề G20. Câu hỏi lớn là liệu hai nhà lãnh đạo có thể đảo ngược sự xuống cấp mạnh mẽ trong quan hệ song phương kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại bị phá vỡ vào đầu tháng 5.

Tổng thống Trump đã tăng mức thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc, đưa ra các thủ tục áp thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD còn lại của Trung Quốc và gã khổng lồ viễn thông Huawei. Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách tăng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ và lập danh sách các công ty nước ngoài không đáng tin cậy. Nước này cũng ngụ ý rằng có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm, các khoáng sản quan trọng của sản xuất toàn cầu mà Trung Quốc hiện đang thống trị.

Một thỏa thuận Mỹ-Trung về thương mại tại Osaka là có thể vì cả hai bên đều có động cơ để xoa dịu tranh chấp. Thuế quan đang làm phức tạp việc quản lý của Bắc Kinh về một nền kinh tế đang chậm lại và đặt ra câu hỏi về khả năng kiểm soát mối quan hệ quan trọng. Còn Tổng thống Trump phải đối mặt với sự biến động của thị trường chứng khoán, dữ liệu kinh tế và gia tăng sự tổn thương cho những đối tượng cốt lõi trong chiến thuật thuế quan.

Thỏa thuận với Mexico trước đó vào tháng 6 là ví dụ mới nhất về xu hướng các thỏa thuận nhanh chóng nhưng đáng ngờ về giá trị trong dài hạn. Các nhà phân tích cho rằng có thể sẽ dẫn đến một đợt thuế quan mới, và nhiều khả năng là một kết quả tương tự như tại Buenos Aires vào tháng 12 năm ngoái, theo đó hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung thống nhất tạm thời ngừng chiến trong khi các nhà đàm phán làm việc về một thỏa thuận. Điều này có thể sẽ trì hoãn những tác động tồi tệ nhất của sự leo thang hiện tại nhưng khó có thể giải quyết được sự rạn nứt sâu sắc và nguy hiểm trong quan hệ Mỹ-Trung.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động