Hơn 50 đại diện từ các cộng đồng quốc tế đã tham gia hội nghị chuyên đề APEC kéo dài ba ngày về các ưu tiên của năm tới tại Phuket. Cuộc họp là hội nghị APEC trực tiếp đầu tiên sau gần 22 tháng xảy ra đại dịch Covid-19. Thani Thongphakdi, Chủ tịch SOM APEC 2022, phát biểu khai mạc hội nghị và cho rằng năm nay do Thái Lan đăng cai, APEC sẽ tập trung vào việc vạch ra một tương lai hậu Covid-19 cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, bền vững, bao trùm, cân bằng và bền vững.
Được thúc đẩy bởi khái niệm nền kinh tế xanh tuần hoàn sinh học, chủ đề của APEC 2022 là "Mở cửa - Kết nối - Cân bằng". Cùng nhau, hy vọng đưa APEC mở ra mọi cơ hội, kết nối trên mọi phương diện và cân bằng trên mọi khía cạnh". Với tư cách là chủ nhà của cuộc họp APEC vào năm tới, Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ đạt được kế hoạch thúc đẩy thương mại và đầu tư mở trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) trong bối cảnh hậu Covid. Về mặt cân bằng, chính phủ cam kết thúc đẩy sự bền vững và chương trình tăng trưởng xanh của APEC bằng cách mở rộng các hành động thông qua các khuôn khổ hiện có và ủng hộ cách tiếp cận toàn xã hội và toàn hệ thống để mang lại kết quả rõ ràng.
Suvit Maesincee- cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới của Thái Lan- cho biết, khu vực tư nhân là yếu tố then chốt để đạt được kế hoạch. Nước này phải điều chỉnh tư duy của mình từ động cơ tăng trưởng kinh tế sang động cơ tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững. Trong đó, khoa học, công nghệ và đổi mới là chìa khóa của nền kinh tế xanh tuần hoàn sinh học.
Riccardo Mesiano, Quan chức phát triển bền vững từ Ủy ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc về châu Á và Thái Bình Dương, cho biết, cộng đồng thế giới cần tăng tốc hành động để đạt được mục tiêu phát triển toàn cầu vào năm 2030 vì tình hình không tốt trước khi bùng phát dịch Covid-19, và thậm chí còn bị "lùi một số chỉ tiêu". Trong khi đó, Poramin Watanakornbancha, đồng sáng lập Công ty Ali Nature cho rằng, chính phủ cần hỗ trợ các biện pháp khuyến khích xanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ronadol Numnonda, Phó Thống đốc Ổn định Các định chế tài chính, ngân hàng Thái Lan, cho biết cần có thời gian để chuyển đổi sang tài chính xanh, đặc biệt là thu thập và chuẩn bị dữ liệu lớn.