Diễn đàn Thượng đỉnh Năng lượng bền vững Đan Mạch – Việt Nam: Cùng kiến tạo một tương lai xanh hơn Doanh nghiệp Việt Nam-Đức tìm giải pháp cho thị trường năng lượng hiệu quả |
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN, Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE), Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản (ECCJ) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Khởi động Chương trình Hợp tác giữa ASEAN và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), Nhật Bản năm 2023 - 2024 (Chương trình SOME-METI).
Tham dự Hội nghị có ông Nuki Agya Utama, giám đốc Trung tâm Năng lượng ASEAN, ông Motofusa Murakami - giám đốc Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản, ông Tăng Thế Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và đại diện 10 Quốc gia thành viên.
Hội nghị Đối tác ASEAN – Nhật Bản về sử dụng năng lượng hiệu quả diễn ra từ ngày 3-4/8 tại TP. HCM. Ảnh.TKNL |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Tăng Thế Hùng đánh giá cao Chương trình Đối tác năng lượng ASEAN - Nhật Bản đã hỗ trợ ASEAN nói chung và các Quốc gia thành viên của ASEAN nói riêng trong việc thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hơn 10 năm qua, thông qua Chương trình Hợp tác SOME - METI, Nhật Bản đã hỗ trợ đào tạo các giảng viên đào tạo người quản lý năng lượng, các chuyên gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giới thiệu các giải pháp và công nghệ tiên tiến về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hoàn thiện pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho ASEAN và các quốc gia thành viên. Thông qua các hoạt động này, năng lực của các quốc gia thành viên ASEAN được nâng cao tạo thuận lợi trong hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Từ năm 2022 đến nay, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản và các Quốc gia thành viên đang xây dựng và đổi mới Chương trình đào tạo giảng viên đào tạo người quản lý năng lượng (SAEMAS) cho ASEAN (Scheme 4) và Chương trình nâng cao năng lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hướng đến trung hòa carbon (Scheme 5).
Trong hai ngày của Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất các hoạt động của Chương trình SOME-METI trong năm 2023 - 2024. Trong đó có việc hoàn thiện nội dung dự kiến của Chương trình đào tạo giảng viên, cách thức và cơ chế tổ chức các khóa đào tạo giản viên, nội dung của các hội thảo nâng cao năng lực về sử dụng năng lượng hiệu quả hướng đến trung hòa carbon.
Theo đó, các bài giảng đào tạo giảng viên sẽ được xây dựng, tham vấn và hoàn thiện trong năm 2024; Chương trình đào tạo dự kiến gồm 3 giai đoạn: đào tạo lý thuyết, thực hành và kiểm tra; Các hội thảo tăng cường năng lực về tiết kiệm năng lượng, trung hòa carbon trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và tòa nhà sẽ được tổ chức trong năm 2023, 2024.
Tại Hội nghị này, Việt Nam đề xuất các bài giảng của Chương trình đào tạo giảng viên nên được dịch sang ngôn ngữ của từng quốc gia để làm tài liệu giảng dạy tại các Quốc gia và giúp các học viên dễ hiểu; Chương trình đào tạo cần sử dụng giảng viên từ tất cả các quốc gia thành viên để tạo cơ hội kết nối các giảng viên và hài hòa chương trình đào tạo người quản lý năng lượng trong ASEAN.
Bế mạc Hội nghị, ông Nuki Agya Utama cảm ơn Bộ Công Thương đã tạo điều kiện và phối hợp với Trung tâm Năng lượng ASEAN, Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản tổ chức Hội nghị khởi động Chương trình SOME - METI giai đoạn 2023 - 2024.
Trong thời gian tới, Trung tâm Trung tâm Năng lượng ASEAN sẽ phối hợp với các Quốc gia thành viên hoàn thiện nội dung của Chương trình đào tạo giảng viên để thúc đẩy việc hài hóa nội dung đào tạo và sử dụng người quản lý năng lượng trong khu vực ASEAN. Các hoạt động của Chương trình đối tác năng lượng ASEAN - Nhật Bản (AJEEP) sẽ tiếp tục được đổi mới, cập nhật để phù hợp với yêu cầu thực tế về phát triển năng lượng nói chung và thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả nói riêng tại ASEAN và các Quốc gia thành viên.