Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu thúc đẩy sản xuất trong nước Tiếp cận gần hơn chuỗi cung ứng toàn cầu |
Hội nghị được tổ chức tại Honolulu, Hawaii, Mỹ đã tập hợp các quan chức cấp cao và phái đoàn từ 21 nền kinh tế thành viên APEC để xây dựng dựa trên kết quả của Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2022 và chia sẻ các ưu tiên trong năm 2023. Các quan chức Mỹ cũng đã gặp gỡ nhiều đại diện từ cộng đồng trong nước để chứng minh sự gắn kết với khu vực APEC hỗ trợ sự thịnh vượng kinh tế cho người Mỹ như thế nào; mở rộng sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế toàn cầu và hỗ trợ sự đổi mới của Mỹ trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Đăng cai tổ chức APEC vào năm 2023 thể hiện cam kết lâu dài của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự gắn kết với các nền kinh tế APEC là rất quan trọng, vì các thành viên chiếm khoảng 40% dân số toàn cầu và gần một nửa thương mại toàn cầu. Tính đến năm 2021, các thành viên APEC là điểm đến của hơn 60% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ.
Ngoài ra, 7 trong số 10 đối tác thương mại tổng thể hàng đầu của Mỹ cũng là thành viên APEC. Mỹ mong muốn tiếp tục phát huy những thành công này trong năm đăng cai 2023 với chủ đề “Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”. Như Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Blinken đã trình bày trong lễ bàn giao chính thức Hội nghị Bộ trưởng APEC cho Mỹ, năm 2023 sẽ tập trung vào các ưu tiên trong các lĩnh vực sau: (i) Kết nối để xây dựng một khu vực kiên cường và liên kết nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trên diện rộng; (ii) Đổi mới để tạo ra một môi trường đổi mới cho một tương lai bền vững; (iii) Hòa nhập để khẳng định một tương lai bình đẳng và hòa nhập cho tất cả mọi người.
Ông Mike Pyle, Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao APEC 2023 cho biết, chủ đề của APEC 2023 nhấn mạnh nhu cầu các nền kinh tế phải “liên kết với nhau, đổi mới và toàn diện”. Một trong những điểm tập trung vào là xung quanh ý nghĩa của việc xây dựng lại và làm cho chuỗi cung ứng kết nối khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên linh hoạt hơn.
Sau đại dịch mà những hạn chế đối với chuỗi cung ứng là khá lớn, những căng thẳng đó có tác động khá lớn đối với mọi nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, mọi nền kinh tế trên thế giới. Hướng đi này được đưa ra sau khi APEC 2022 tại Bangkok đưa ra một tuyên bố của các nhà lãnh đạo về một chương trình nghị sự khẳng định để giải quyết những lo ngại cũng như xây dựng một nền kinh tế bền vững, kiên cường hơn cho thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, nhằm đảm bảo thương mại tự do giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.