Hội nghị AEM và AEM+3: Tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa

Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 (AEM+3) trực tuyến, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, các nước thống nhất mục tiêu cao nhất là tiếp tục đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, đồng thời phối hợp chặt chẽ, đảm bảo những chương trình hợp tác về kinh tế - xã hội.
Hội nghị AEM+3 trực tuyến: Ra Tuyên bố chung cụ thể hóa hành động ứng phó Covid-19 Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN trực tuyến thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội ứng phó Covid-19

Không ban hành thêm hàng rào thuế

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hai hội nghị đều đề cập đến những vấn đề lớn và những tác động, dự báo còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, quan trọng trong tuyên bố chung và chương trình hành động đều đề cập đến những vấn đề lớn trong những chính sách để đảm bảo hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các nước đối tác, để đảm bảo hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế.

hoi nghi aem va aem3 tai cau truc chuoi cung ung tao thuan loi cho luan chuyen hang hoa
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại họp báo

Trước hết, phải khẳng định ASEAN và ASEAN+3 đều khẳng định sự hợp tác của các nước nội khối cũng như ASEAN với 3 nước đối tác là vô cùng quan trọng và tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng ở khu vực và trên toàn cầu. Thực tế, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều là những đối tác rất quan trọng của Việt Nam và các nước ASEAN. Chưa kể đến, các nước ASEAN cũng là thị trường rất quan trọng của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng ở các lĩnh vực khác nhau” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Vì vậy, các Bộ trưởng thống nhất đánh giá và đưa ra biện pháp cụ thể, đặc biệt trong Kế hoạch hành động Hà Nội.

ASEAN khẳng định tất cả các nước phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tăng cường hiệu quả sự liên kết nội khối, đảm bảo khôi phục hoạt động của nền kinh tế cũng như đảm bảo vai trò các nước ASEAN trong chuỗi cung ứng. Các nước ASEAN thống nhất phải hoàn thiện các hoạt động của quản lý nhà nước, nhất là trong khung khổ pháp luật và thể chế để đảm bảo ASEAN tiếp tục là nền kinh tế năng động, có sức hấp dẫn không chỉ trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả trong ổn định xã hội mà còn cả trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và đối tác.

"Các Bộ trưởng cam kết tiếp tục rà soát, bãi bỏ những hàng rào thuế quan cũng như các hàng rào kỹ thuật cản trở cho sự luân chuyển dòng hàng hóa, dịch vụ và tín dụng của các nước trong ASEAN” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Riêng với Kế hoạch hành động Hà Nội, các nước đều khẳng định, doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, là khu vực trọng tâm. Vì vậy, tất cả các nước sẽ tiếp tục các cơ chế chính sách để hỗ trợ thuận lợi nhất cho khu vực doanh nghiệp. Trong đó, sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các khu vực công - tư.

ASEAN sẽ tiếp tục phối hợp trong Chương trình hành động việc rà soát pháp lý và việc tổ chức những khung khổ hợp tác và cơ chế hỗ trợ của các nước ASEAN trong tiếp cận các thị trường trong khung khổ hội nhập mới mà ASEAN tiếp tục triển khai thực hiện. Ví dụ, như Hiệp định Đối tác toàn diện và khu vực RCEP và chúng ta đang tiếp tục xây dựng kế hoạch để ký kết ngay trong năm 2020. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN cũng thống nhất tạo thuận lợi tối đa cho việc luân chuyển hàng hóa, đặc biệt là thông qua các hoạt động thương mại, hàng không, đường biển, đường bộ; tiếp tục rà soát các thủ tục hải quan, bao gồm việc dùng ứng dụng điện tử trong các hoạt động của hải quan cũng như thông quan điện tử, bao gồm cả cấp C/O điện tử và các thủ tục khác cho luân chuyển hàng hóa trong ASEAN và ASEAN +3 và các đối tác.

Bộ trưởng cho rằng, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang tiếp tục đe dọa sự phát triển của các nước ASEAN, nhất là với các nền kinh tế đang hướng về xuất khẩu, các nước ASEAN cần tiếp tục thống nhất phát triển hơn nữa thị trường nội địa trên cơ sở tiếp tục tạo ra cơ chế chính sách để kích cầu nội địa cũng như thông qua các chương trình về đầu tư của nhà nước trong các lĩnh vực về hạ tầng và cho nền kinh tế để phối hợp hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp cũng như thị trường trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, các biện pháp để tạo ra sự kết nối về thị trường giữa các nước ASEAN cũng là nội dung quan trọng để giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ASEAN.

hoi nghi aem va aem3 tai cau truc chuoi cung ung tao thuan loi cho luan chuyen hang hoa
Buổi họp báo nhận sự quan tâm đông đảo của báo chí trong nước và quốc tế
hoi nghi aem va aem3 tai cau truc chuoi cung ung tao thuan loi cho luan chuyen hang hoa

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Theo nhiều dự báo, cuối năm nay, dịch Covid-19 sẽ có sự quay trở lại của dịch bệnh, chính vì vậy, tất cả Bộ trưởng của ASEAN và ASEAN+3 đều thống nhất mục tiêu cao nhất phải tiếp tục đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, để đảm bảo các chương trình hợp tác có hiệu quả về kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, các nội dung tiếp tục tính toán đến các biện pháp để hồi phục nền kinh tế, đảm đảm bảo lợi ích của mỗi quốc gia cũng như các nước đối tác.

Các quốc gia trong ASEAN và đối tác đều khẳng định đây chính là thời điểm rất quan trọng mà kinh tế toàn cầu và kinh tế khu vực sẽ phải đối mặt với những yêu cầu về tái cấu trúc những chuỗi cung ứng” – Bộ trưởng nói.

Các chuỗi cung ứng sản phẩm thiết yếu phục vụ đảm bảo phòng chống dịch bệnh như y tế, vật phẩm y tế cũng là những nội dung đã được Việt Nam và các nước ASEAN và ASEAN+3 trao đổi và đề cập, đi tới thống nhất cao. Một số ngành kinh tế quan trọng của các nước ASEAN có khả năng tham gia hiệu quả trong các chuỗi cung ứng toàn cầu như một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, công nghiệp ô tô… đều được coi là lĩnh vực ưu tiên. Các nước sẽ tiếp tục tạo cơ chế cho các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng này tiếp tục khôi phục sản xuất và cấu trúc lại các chuỗi cung ứng mới ở khu vực và toàn cầu.

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thời gian qua, các nước đều thống nhất tập trung vào con đường hợp tác nội khối, tạo ra những khu vực có sức cạnh tranh cao thu hút đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển thị trường theo hướng mở cửa, hạn chế những biện pháp rào cản, kể cả thuế quan và phi thuế quan.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm, Chính phủ rất chủ động, linh hoạt trong các biện pháp để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân, vừa phòng chống dịch có hiệu quả. Với nhiệm vụ khôi phục lại các hoạt động kinh tế, thiết lập trạng thái bình thường mới, đối với Việt Nam, tất cả các mối quan hệ hợp tác cho dù trong nội khối ASEAN hay với các đối tác của ASEAN đều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế, chỉ có hợp tác mới mang lại hiệu quả cao, ổn định phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam

Sau các hội nghị này, Chính phủ và Bộ trưởng các nước sẽ nghiên cứu kỹ để xây dựng kế hoạch phù hợp giữa khu vực công và tư. Từ đó, sẽ tiếp tục đưa ra những nội dung cụ thể trong xây dựng chính sách điều hành của các nước. "Đặc biệt sẽ tính toán đảm bảo những khuyến nghị, kế hoạch này đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng đồng thời hướng tới mục tiêu lâu dài trong tái cơ cấu lại, đảm bảo bền vững hơn của các ngành kinh tế, chuỗi cung ứng mà Việt Nam tham gia ở khu vực và toàn cầu, với vai trò của khu vực doanh nghiệp"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh thêm.

Phương - Hường - Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Tận dụng ưu đãi từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu sang Indonesia

Việt Nam-Indonesia còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác kinh tế. Để khai thác tốt thị trường này, doanh nghiệp trong nước cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA.
Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

Gia tăng xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu: Những quy định doanh nghiệp cần lưu ý

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề then chốt của hàng thực phẩm Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Israel sẽ gia tăng áp lực với Hamas, phê duyệt kế hoạch hành động quân sự ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024:

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: ''Vẫn chưa quá muộn'' để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: “Vẫn chưa quá muộn” để cung cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine; Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Chiến sự Israel-Hamas 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 21/4/2024: Israel muốn Mỹ tham gia cuộc chiến với Iran; khủng hoảng ở Gaza có nguy cơ lan rộng.
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Ukraine sắp có thêm 61 tỷ USD viện trợ; Kiev có thể cho phạm nhân ra mặt trận khi nguồn lực tổng động viên đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/4/2024: Châu Âu cạn kiệt nguồn lực hỗ trợ Ukraine; ông Zelensky thừa nhận mệt mỏi vì xung đột.
Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Lý do khiến an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc vấn đề an ninh lương thực được coi là một trong những thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Tỷ phú Elon Musk dự tính đầu tư từ 2 đến 3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy mới của Tesla tại Ấn Độ.
Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động