Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa hiện đang được coi là một kênh đầu tư tiềm năng với tính minh bạch của nó. Tuy nhiên, có nhiều nhà đầu tư muốn bước vào thị trường nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu, lựa chọn sản phẩm như thế nào để giao dịch.

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam
Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). Bạn Trần Xuân Dũng (Hà Nội) hỏi: “Là nhà đầu tư mới tham gia thị trường giao dịch hàng hóa, tôi nên đầu tư vào sản phẩm nào?”. Bên cạnh đó, bạn Lê Minh Hòa (Nam Định) hỏi: “Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam có niêm yết giao dịch mặt hàng vàng không?”. Trong số hỏi đáp hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp bạn đọc chi tiết về những vấn đề trên.

Khi mới tham gia giao dịch thì nên đầu tư các sản phẩm nào?

Tùy theo nhu cầu, mỗi nhà đầu tư lại phù hợp với các sản phẩm khác nhau. MXV hiện đang niêm yết 50 sản phẩm chia làm 4 nhóm: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Các nhóm sản phẩm này đều có khối lượng giao dịch lớn, thanh khoản cao trên thị trường. Các nhà đầu tư có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

Nhóm nông sản có các sản phẩm chính bao gồm: Ngô, lúa mì, đậu tương là những hàng hoá thiết yếu trong ngành chăn nuôi và thực phẩm. Các sản phẩm này gần gũi với đời sống, có nhiều thông tin để dễ dàng theo dõi, nắm bắt được các biến động của thị trường.

Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm các sản phẩm như: Cà phê Arabica, cà phê Robusta, cacao, bông, đường, cao su... Đây đều là nguyên liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt, cà phê Robusta là sản phẩm Việt Nam có thế mạnh trên thị trường thế giới do là nước sản xuất số 1 thế giới, do đó thông tin về thị trường cũng dễ được tiếp cận.

Nhóm kim loại được niêm yết tại MXV là các kim loại cần thiết trong các ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất, điện tử hay ô tô. Ngoài ra, các kim loại quý như bạc hay platinum cũng nằm trong danh sách. Các sản phẩm kim loại vốn dĩ nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô như lãi suất hay biến động của đồng USD có thể định hướng cho diễn biến giá cả, đem lại cơ hội đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Nhóm năng lượng gồm các sản phẩm như: Dầu Brent, dầu WTI, khí tự nhiên là những nhiên liệu được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, vận tải và sinh hoạt hàng ngày. Các sản phẩm năng lượng có tính thanh khoản cực kỳ cao, do đó thường có biến động lớn về giá trong ngày. Nếu có phương pháp quản trị rủi ro tốt, nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận tối ưu từ nhóm sản phẩm này.

Ngoài ra, mỗi sản phẩm đều có khung thời gian giao dịch riêng, nhà đầu tư có thể lựa chọn sản phẩm có khung thời gian giao dịch phù hợp với khung thời gian của bản thân để có thể thuận tiện trong việc theo dõi thị trường. Thời gian giao dịch các sản phẩm tại MXV bạn đọc vui lòng tham khảo tại: https://mxv.com.vn/giao-dich/thoi-gian-giao-dich.html

MXV có niêm yết giao dịch mặt hàng vàng không?

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chỉ các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp mới được phép kinh doanh vàng. Hiện tại, vàng là mặt hàng chưa được cấp phép giao dịch phái sinh tại thị trường Việt Nam, do đó, mặt hàng này hiện chưa được niêm yết giao dịch tại MXV.

Tất cả các mặt hàng được niêm yết tại MXV đều được liên thông với các Sở Giao dịch quốc tế lớn. Các giao dịch hàng hóa đều phải thông qua MXV và được pháp luật Việt Nam bảo hộ, nên có thể đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, từ đó hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư. Vậy nên, dù lựa chọn mặt hàng nào để bắt đầu giao dịch thì chỉ cần mỗi nhà đầu tư nắm vững được những kiến thức về thị trường cũng như sản phẩm thì đều có thể đầu tư một cách hiệu quả.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc [email protected].
Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV)
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chiến lược giao dịch số 6 là “Chiến lược Long Straddle”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Trong số Hỏi đáp trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược Long Call-một chiến lược hiệu quả khi giá tài sản cơ sở tăng trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Chiến lược mua quyền chọn mua (Long Call) được thực hiện bằng việc mua quyền chọn mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện nhất định.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Trong số Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược dàn trải giá lên (Bull Spreads) trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Báo Công Thương sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một chiến lược đầy hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn khi giao dịch hợp đồng này.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Trong giao dịch hàng hóa, hợp đồng quyền chọn là một trong những hợp đồng được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lợi thế bảo hiểm giá.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động