Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 5): Nghĩa vụ của các thành viên thị trường

PV

PV

Tiếp nối Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa kỳ trước, Báo Công Thương sẽ làm rõ nghĩa vụ các thành viên thị trường đang hoạt động dưới sự quản lý của MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 3): Điều kiện để trở thành Thành viên của MXV?Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 4): Quyền của các Thành viên thị trường

Bạn đọc Nguyễn Thanh Long (Quảng Ninh) và Lâm Xuân Tiến (Nam Định) có chung câu hỏi: Các Thành viên thị trường của MXV có nghĩa vụ gì? Nghĩa vụ của Thành viên Kinh doanh và Thành viên Môi giới có khác nhau không?

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 5): Nghĩa vụ của các thành viên thị trường
Đoàn công tác của MXV thực hiện kiểm tra định kỳ đối với Thành viên thị trường

Các Thành viên thị trường của MXV có những nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của các Thành viên thị trường được quy định chi tiết tại điều 23.Nghĩa vụ của Thành viên Kinh doanh và điều 20.Quyền và Nghĩa vụ của Thành viên Môi giới trong Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP), hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.

Ngoài ra, nghĩa vụ của các Thành viên Thị trường của MXV được quy định tại Điều 4, Quy chế Thành viên tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam như sau:

  1. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

  2. Tuân thủ đầy đủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của MXV, các quy định, hướng dẫn do MXV ban hành trong từng thời kỳ, bao gồm nhưng không giới hạn về: Thành viên; Hoạt động giao dịch; Quản lý rủi ro; Thanh toán bù trừ; Công nghệ thông tin; Giao nhận hàng hóa.

  3. Tuân thủ quy định của các Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài có liên thông với MXV.

  4. Không được kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật cấm; Phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

  5. Tuân thủ đầy đủ các chế độ báo cáo tài chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế theo đúng quy định của pháp luật.

  6. Nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản Phí, Ký quỹ bảo đảm tư cách Thành viên, Khoản Hỗ trợ rủi ro thanh toán, Ký quỹ giao dịch và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của MXV.

  7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của MXV về các hoạt động liên quan đến giao dịch mua bán qua MXV (định kỳ hoặc bất thường).

  8. Phối hợp, cung cấp hồ sơ tài liệu về hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa theo yêu cầu của MXV, Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài có liên thông với MXV và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  9. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua MXV.

  10. Hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác (nếu có) đối với MXV, Khách hàng của Thành viên, trước và trong thời gian: (i) Tạm dừng tư cách Thành viên; (ii) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của Thành viên Kinh doanh; (iii) Chấm dứt tư cách Thành viên.

  11. Tham dự đầy đủ các chương trình tập huấn, đào tạo cho Thành viên do MXV tổ chức.

  12. Tuân thủ đầy đủ các chế độ về báo cáo và công bố thông tin theo quy định của MXV.

  13. Đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của MXV về việc sử dụng thương hiệu MXV và Hệ thống Phần mềm giao dịch cùng dữ liệu kèm theo. Thành viên chỉ được sử dụng thương hiệu và Hệ thống Phần mềm giao dịch cùng dữ liệu kèm theo khi đã ký hợp đồng với MXV và chỉ dùng duy nhất vào một mục đích là giao dịch hàng hóa qua MXV.

  14. Không được tiết lộ, chia sẻ thông tin tài khoản giao dịch hàng hóa của Khách hàng dưới mọi hình thức trừ trường hợp được yêu cầu bởi MXV hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  15. Phải tách bạch tài khoản vốn của mình ra khỏi tài khoản ký quỹ của Khách hàng. Khoản ký quỹ của Khách hàng sẽ được gửi vào tài khoản chuyên biệt và sẽ không được chuyển đổi sang mục đích nào khác.

  16. Chỉ được phép sử dụng tài khoản ký quỹ của Khách hàng để thực hiện nghiệp vụ giao dịch hàng hóa, tất cả các nghiệp vụ ngoài mục đích này (bao gồm nhưng không giới hạn hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, cung cấp tín dụng, đảm bảo, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp…) đều không được phép.

  17. Tuân thủ các quy định về Phòng, chống rửa tiền.

  18. Thành viên của MXV, Khách hàng giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn tiền sử dụng khi thực hiện các giao dịch tại MXV.

  19. Phải xác nhận về: (i) Nhân thân; (ii) Mức độ tín nhiệm; (iii) Khả năng giao dịch; (iv) Điều kiện giao dịch theo quy định của MXV trước khi ký hợp đồng với Khách hàng.

  20. Phải thực hiện các lệnh giao dịch của Khách hàng nhanh chóng và chính xác. Căn cứ vào kết quả giao dịch, Thành viên sẽ thông báo ngay cho Khách hàng. Thành viên không được phép đại điện cho Khách hàng thực hiện các giao dịch hàng hóa nếu không có lệnh đặt của Khách hàng, trừ trường hợp nhận uỷ thác mua bán hàng hóa/ủy thác quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa của Khách hàng.

  21. Nếu có lệnh đóng bắt buộc vị thế của Khách hàng do yêu cầu quản lý rủi ro, Thành viên phải thực hiện ứng xử phù hợp với các tiêu chuẩn và các điều kiện đã quy định và thông báo đến Khách hàng.

  22. Không cho phép Khách hàng rút tiền vượt trên mức khả dụng của tài khoản giao dịch hàng hóa Khách hàng đang sở hữu.

  23. Không được lừa dối Khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào.

  24. Phải duy trì uy tín của MXV. Trong trường hợp khẩn cấp, các Thành viên phải hỗ trợ MXV trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh và giải thích với Khách hàng một cách hiệu quả.

  25. Thực hiện đúng các kết luận tại Biên bản kiểm tra (định kỳ hoặc bất thường) và báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản cho MXV.

  26. Phải hoàn thiện hồ sơ thay đổi thông tin với MXV trong vòng tối đa 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi, bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin: Tên doanh nghiệp, Địa chỉ trụ sở chính, Vốn điều lệ, Người đại diện theo pháp luật…

  27. Đăng ký với MXV các nội dung về truyền thông và thương hiệu được sử dụng trong hoạt động giao dịch hàng hóa (Mẫu số: 10/QC/QCTV), bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt) đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Thành viên;

  • Trang thông tin điện tử (website);

  • Các kênh truyền thông xã hội chính thức của Thành viên, bao gồm nhưng không giới hạn: Facebook, Youtube, Tiktok…

  1. Hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa tại Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Thành viên phải được sự chấp thuận của MXV.

  2. Không cho phép cán bộ, nhân viên của MXV mở tài khoản giao dịch hàng hóa tại Thành viên, thực hiện môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

  3. Không cho phép những đối tượng sau: (i) Người đang có quan hệ lao động với MXV; (ii) Người đã chấm dứt quan hệ lao động với MXV trong vòng 24 tháng, được đảm nhiệm các chức vụ tại Thành viên: Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên; Người đại diện theo pháp luật; Tổng Giám đốc/Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám đốc; Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng; Giám đốc, Kế toán trưởng của Chi nhánh; Trưởng Văn phòng đại diện.

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 5): Nghĩa vụ của các thành viên thị trường

Nghĩa vụ của Thành viên Kinh doanh

Ngoài việc tuân thủ nghĩa vụ Thành viên được quy định tại Điều 4, Quy chế Thành viên tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Thành viên Kinh doanh có nghĩa vụ tuân thủ các nội dung dưới đây:

  1. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.

  2. Chấp thuận cho MXV sử dụng mọi nguồn tài chính, tài sản tại MXV để bù đắp khi Thành viên Kinh doanh, Khách hàng bị mất khả năng thanh toán.

  3. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, bao gồm nhưng không giới hạn: Phí giao dịch được hưởng theo nội dung hợp đồng Thành viên Kinh doanh; Tài sản khác của Thành viên Kinh doanh tại MXV khi Thành viên không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo yêu cầu của MXV.

  4. Lưu trữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch đã thực hiện qua MXV.

  5. Khi thực hiện hoạt động uỷ thác mua bán hàng hóa, Thành viên có nghĩa vụ:

  • Thông báo mẫu hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá với MXV và ký hợp đồng với Khách hàng theo mẫu đã thông báo;

  • Chỉ được thực hiện giao dịch cho Khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ Khách hàng;

  • Tách biệt tài khoản Khách hàng và tài khoản Thành viên;

  • Hành động trung thực và vì lợi ích cao nhất của Khách hàng, không sử dụng thông tin về Khách hàng để làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho Khách hàng;

  • Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của Khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình;

  • Lưu giữ, bảo mật tài khoản và hồ sơ giao dịch của Khách hàng theo quy định của pháp luật;

  • Báo cáo về hoạt động uỷ thác mua bán hàng hóa với Khách hàng tại các báo cáo hoạt động định kỳ hàng tháng/quý/năm (Mẫu số: 01/QT/XLBC, 02/QT/XLBC, 03/QT/XLBC) và báo cáo bất thường theo yêu cầu của MXV;

  • Cam kết tuân thủ quy định pháp luật về ủy thác giao dịch hàng hóa.

  1. Khi thực hiện hoạt động nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa, Thành viên có nghĩa vụ:

  • Thông báo mẫu hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa với MXV và ký hợp đồng với Khách hàng theo mẫu đã thông báo;

  • Hành động trung thực và vì lợi ích cao nhất của Khách hàng, không sử dụng thông tin về Khách hàng để làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho Khách hàng;

  • Tách biệt tài khoản ủy thác của Khách hàng và tài khoản Thành viên;

  • Giải thích rõ và cung cấp đầy đủ thông tin cho Khách hàng về mọi rủi ro có thể phát sinh trong việc ủy thác quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa;

  • Thiết lập bộ phận giám sát độc lập giám sát việc quản lý, giao dịch hàng hóa trên tài khoản giao dịch ủy thác đảm bảo việc giao dịch của tài khoản này phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và mục tiêu đầu tư của Khách hàng;

  • Cung cấp cho Khách hàng bảng sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng hoặc bất thường theo yêu cầu của Khách hàng ủy thác;

  • Báo cáo định kỳ hàng tháng/quý/năm (Mẫu số: 01/QT/XLBC, 02/QT/XLBC, 03/QT/XLBC) hoặc báo cáo bất thường theo yêu cầu của MXV về hoạt động quản lý tài khoản giao dịch ủy thác.

  1. Cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến tài khoản giao dịch hàng hóa của Khách hàng nhằm mục đích quản lý, giám sát, thanh tra theo yêu cầu của MXV, Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài có liên thông với MXV và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  2. Thực hiện thỏa thuận, hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết hoặc nhận ủy nhiệm theo chỉ định của MXV.

  3. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và các quy định khác của MXV

Nghĩa vụ của Thành viên Môi giới

Ngoài việc tuân thủ nghĩa vụ Thành viên được quy định tại Điều 4, Quy chế Thành viên tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Thành viên Môi giới có nghĩa vụ tuân thủ các nội dung dưới đây:

  1. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

  2. Phải ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng văn bản với Thành viên Kinh doanh.

  3. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.

  4. Báo cáo về việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Thành viên Kinh doanh trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi được chấp thuận làm Thành viên Môi giới (Mẫu số: 01B/QT/PHS).

  5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và của MXV

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc [email protected]
PV
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Báo Công Thương sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chiến lược giao dịch số 6 là “Chiến lược Long Straddle”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Trong số Hỏi đáp trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược Long Call-một chiến lược hiệu quả khi giá tài sản cơ sở tăng trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Chiến lược mua quyền chọn mua (Long Call) được thực hiện bằng việc mua quyền chọn mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Trong số Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược dàn trải giá lên (Bull Spreads) trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một chiến lược đầy hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn khi giao dịch hợp đồng này.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Trong giao dịch hàng hóa, hợp đồng quyền chọn là một trong những hợp đồng được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lợi thế bảo hiểm giá.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động