Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (Số 34): Những khái niệm cần lưu ý trong hoạt động giao dịch hàng hóa
Công Thương và công luận 24/07/2023 22:14
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 32): Nền tảng giao dịch hàng hóa điện tử Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 33): Đặt lệnh trong giao dịch hàng hóa |
Hoạt động giao dịch hàng hóa mang lại nhiều giá trị tích cực cho các bên tham gia, bao gồm khả năng phòng ngừa rủi ro, tạo điều kiện để giảm bớt biến động giá cả, cũng như thu lợi từ sự biến động của thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý một số khái niệm xung quanh hoạt động giao dịch hàng hóa để có thể đạt được lợi nhuận tối ưu nhất.
Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những khái niệm xung quanh quá trình giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Bạn đọc Nguyễn Quang Minh (Yên Bái) hỏi: “Cơ chế tạm ngừng giao dịch và Chuyển tháng đáo hạn trong giao dịch hàng hoá nghĩa là gì?” Bạn Trần Trung Đức (Thái Nguyên) hỏi: “Chi phi nắm giữ được hiểu như thế nào?”
Cơ chế tạm ngừng giao dịch và Chuyển tháng đáo hạn
Cơ chế tạm ngừng giao dịch (Holding The Market)
Trong trường hợp thị trường biến động mạnh mang đến nhiều rủi ro cũng như gây ảnh hưởng đến lợi ích của Khách hàng, Sở Giao dịch hàng hóa sẽ áp dụng cơ chế tạm ngừng giao dịch tự động dựa trên sự thay đổi của mức giá giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn.
Theo đó, cơ chế kích hoạt tạm ngừng giao dịch và thời điểm áp dụng cơ chế này sẽ được Sở Giao dịch hàng hóa thông báo đến Khách hàng.
Chuyển tháng đáo hạn (Rollover)
Đối với các vị thế trên hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, chuyển tháng đáo hạn là hoạt động tất toán các hợp đồng có kỳ hạn gần và chuyển sang các hợp đồng với kỳ hạn xa hơn.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế Mua hợp đồng có kỳ hạn tháng 12, khi đó họ sẽ chuyển tháng đáo hạn bằng cách tất toán vị thế đối với hợp đồng có kỳ hạn tháng 12 (Bán hợp đồng có kỳ hạn tháng 12) và thiết lập vị thế với hợp đồng có kỳ hạn là tháng tiếp theo (Mua hợp đồng có kỳ hạn là tháng tiếp theo).
Chi phí nắm giữ được hiểu như thế nào?
Đối với những loại hàng hóa vật chất như ngũ cốc hay kim loại, chi phí nắm giữ bao gồm chi phí lưu trữ, phí bảo hiểm và phí phát sinh khi nắm giữ hàng hóa vật chất.
Trong thị trường kỳ hạn đối với lãi suất,chi phí nắm giữ là sự chênh lệch giữa lợi tức của công cụ tài chính và chi phí vốn cần thiết để mua công cụ đó.
Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc [email protected]. |