Thứ sáu 16/05/2025 00:47

Hoạt động khai thác, xuất khẩu thủy hải sản Hà Tĩnh phục hồi sau hai năm sự cố môi trường biển

Đã 2 năm sau sự cố môi trường biển, tình hình hoạt động đánh bắt, thu mua, xuất khẩu thủy hải sản tại các tỉnh miền Trung đã dần ổn định trở lại... bà con ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển. Đây là tín hiệu vui không chỉ đối với bà con ngư dân, mà còn mang lại sự phấn khởi cho các tiểu thương kinh doanh hải sản trước những khó khăn vừa qua.

Điểm thu mua hải sản khu vực cảng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, sau 2 năm tích cực triển khai các biện pháp khắc phục, công tác hỗ trợ, bồi thường thiệt hại tại tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành. Hoạt động khai thác hải sản trên biển, đặc biệt vùng xa bờ của tỉnh đã ổn định và đang tăng dần về sản lượng. Từ nguồn được hỗ trợ, bồi thường, người dân đã mua sắm ngư lưới cụ, hệ thống thông tin liên lạc… để phục vụ đánh bắt xa bờ; mua giống, thức ăn để nuôi trồng thủy sản... tái sản xuất.

Phóng tầm mắt ra xa, những con tàu đầy ắp tôm, cá đang nối đuôi nhau trở về đất liền sau những ngày dài đánh bắt trên biển... So với những năm trước, giá thủy sản hiện đã ổn định trở lại, ngư dân cũng liên tục được mùa khiến bà con rất phấn khởi.

Tại cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, bà Nguyễn Thị Bình - tiểu thương Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh phấn khởi: Năm nay, do thời tiết thuận lợi, hàng hải sản đánh về sản lượng rất tốt, giá hải sản cao, những vụ mùa thắng lợi cũng đã giúp bà con có thêm nguồn kinh tế ổn định đời sống…”.

Thời tiết thuận lợi, hàng hải sản đánh về sản lượng rất tốt, giá cao, ngư dân liên tục vươn khơi

Hoạt động khai thác thủy sản cũng thúc đẩy nhóm ngành dịch vụ hậu cần nghề cá tại Hà Tĩnh sôi động trở lại... Tại chợ TP. Hà Tĩnh, người dân đã sử dụng hải sản nhiều hơn và không còn thái độ e dè, lo lắng như trước đây.

Bà Phạm Thị Huyền, tiểu thương chợ Hà Tĩnh vui vẻ cho biết, hải sản địa phương đánh bắt đã tiêu thụ lên tới 60-70%, bà con yên tâm về nguồn hải sản và buôn bán cũng ổn định hơn.

Theo ông Lê Trung Phước - Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh: Đến thời điểm hiện tại, huyện đã cố gắng tìm mọi đầu ra để giúp bà con tiêu thụ hải sản được tốt hơn, an toàn hơn…

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu thủy sản cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực… Đến thời điểm này, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã xuất khẩu trên 700 tấn thủy sản, giá trị ước đạt gần 4,6 triệu USD, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2016.

Đến nay, Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành việc chi trả tiền cho người dân trong số đã phê duyệt (với 1.734/1.748 tỷ đồng, đạt 99,1%). Theo đó, sau 11 đợt phê duyệt, huyện Kỳ Anh chi trả cho 7.191 đối tượng với kinh phí bồi thường thiệt hại gần 171 tỷ đồng. Đối với các trường hợp còn băn khoăn, thắc mắc về chính sách bồi thường và các tiêu chuẩn được bồi thường, hỗ trợ, lãnh đạo huyện Kỳ Anh đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại.

Tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, theo báo cáo, đến nay, lò cao số 1 đang hoạt động ổn định với 100% công suất, mỗi ngày sản xuất hơn 9.000 tấn gang lỏng để chuyển sang luyện, cán thép. Đối với hạng mục lò cao số 2, đã hoàn thành việc xây dựng, sẵn sàng cho việc vận hành thử nghiệm. Trong hơn 2 năm qua, các kết quả về nước thải, khí thải của Formosa Hà Tĩnh trước khi xả ra môi trường đều đạt quy chuẩn cho phép.

Những vụ mùa thắng lợi đã giúp bà con có thêm nguồn kinh tế ổn định đời sống

Vừa qua, đoàn công tác của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có chuyến công tác tại Hà Tĩnh và ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cấp chính quyền Hà Tĩnh trong công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho bà con vùng ảnh hưởng, từng bước giúp bà con ngư dân, hộ sản xuất, kinh doanh khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Phó Thủ tướng đề nghị, mặc dù công tác khắc phục đã cơ bản hoàn thành, song dư âm của sự cố thì vẫn còn. Vì vậy, đề nghị cấp ủy, chính quyền Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất; đồng thời nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh trật tự và ổn định môi trường đầu tư.

Theo lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, tỉnh cũng đã yêu cầu các địa phương vào cuộc quyết liệt, làm mọi biện pháp để ổn định đời sống của người dân….

Tỉnh Hà Tĩnh cũng đẩy mạnh công tác hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, cấp kinh phí giúp bà con tái sản xuất, mua sắm ngư lưới cụ để tiếp tục vươn khơi bám biển. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đời sống của bà con đã thực sự ổn định sau 2 năm sự cố môi trường biển./.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Sự cố

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị