Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho ngành Dầu khí

Tọa đàm “Hoàn thiện thể chế - Đòn bẩy cho ngành Dầu khí phát triển" nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Tọa đàm “Hoàn thiện thể chế - Đòn bẩy cho ngành Dầu khí phát triển” được tổ chức trong bối cảnh Quốc hội họp thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ diễn ra vào ngày 15/6. Ban tổ chức mong muốn các ý kiến của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, nhà quản lý… thu nhận tại tọa đàm sẽ là nguồn thông tin tham khảo tin cậy và hữu ích đối với Quốc hội, nhà quản lý, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, từ đó, góp phần hoàn thiện Luật Dầu khí (sửa đổi).

Các diễn giả được mời tham dự chương trình tọa đàm là các chuyên gia, nhà quản lý đến từ Ủy ban Kinh tế - ông Phan Đức Hiếu; Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh - ông Võ Trí Thành; Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) - ông Nguyễn Việt Sơn; Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - ông Nguyễn Quốc Thập; Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế - Viện Dầu khí Việt Nam - ông Đoàn Văn Thuần cùng Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Như Phong.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho ngành Dầu khí
Ban tổ chức cùng các khách mời tham gia tọa đàm

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân - bà Phạm Thị Thanh Huyền cho biết: “Luật Dầu khí được Quốc hội ban hành năm 1993 và đã trải qua 3 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 và 2018. Tuy nhiên trước bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đã có nhiều thay đổi đã đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm đáp ứng thực tiễn hoạt động dầu khí trong giai đoạn tới. Vì vậy, Quốc hội đã nhất trí đưa Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2022”.

Theo đó, dự án Luật sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 đang diễn ra và xem xét thông qua tại Kỳ họp cuối năm nay. Và ngày 15/6, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Nhìn nhận, đánh giá về vai trò của ngành Dầu khí trong nền kinh tế đất nước, ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than, Bộ Công Thương khẳng định: “Hiện ngành Dầu khí vẫn là ngành mũi nhọn của hầu hết các quốc gia. Đối với Việt Nam, có thể nói ngành Dầu khí chính là ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm tăng trưởng kinh tế của đất nước nhanh và bền vững, cũng như bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển”.

Để minh chứng cho khẳng định trên, ông Sơn đã đưa ra dẫn chứng, đến nay Việt Nam đã khai thác khoảng 420 triệu tấn dầu trong nước và khoảng 170 tỷ m3 khí, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn 2006-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - doanh nghiệp nòng cốt của ngành Dầu khí đóng góp trung bình 20-25% tổng thu ngân sách Nhà nước, 18-25% GDP cả nước. Từ năm 2015 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường và mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, Tập đoàn Dầu khí vẫn đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách Nhà nước (trong đó từ dầu thô là 5-6%), 10-13% GDP cả nước.

Nói về những đóng góp của Luật Dầu khí hiện hành, ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho biết: “Luật Dầu khí hiện hành đã góp phần giúp cho hoạt động ngành Dầu khí phù hợp với khung pháp lý, đóng góp cho ngân sách, kinh tế phát triển, đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, và bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo”.

Tuy nhiên, một số luật ra đời sau như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đều có sự chồng chéo. Các dự án phát triển theo chuỗi đang gặp khó khăn, bởi phải tích hợp nhiều khung pháp lý, tích hợp rất nhiều luật, dẫn đến sự chậm trễ không mong muốn. Cùng với đó, sản lượng dầu đang suy giảm, nhưng chưa có cách sớm đưa các mỏ, mỏ cận biên để bù đắp cho sự suy giảm đáng kể về sản lượng hiện nay.

“Điều này đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho ngành Dầu khí và cần tích hợp với tất cả các luật, để làm sao giúp cho hoạt động dầu khí đạt được yêu cầu như mong đợi”, ông Nguyễn Quốc Thập chia sẻ,

Theo đó, nội dung của dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) giải quyết 6 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 về chương trình xây dựng pháp luật năm 2022. Nói về những điểm mới có tính đòn bẩy cho hoạt động dầu khí của dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) so với Luật Dầu khí hiện hành, với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo ông Nguyễn Việt Sơn đã chỉ ra 6 điểm mới nổi bật:

Thứ nhất, chính sách về bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí. Theo đó, thời hạn hợp đồng theo hướng linh hoạt, thống nhất thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khai thác dầu và khai thác khí; xem xét gia hạn cho bên ký hợp đồng dầu khí hiện tại; mở rộng diện tích, việc hoàn trả, giữ lại diện tích hợp đồng, hợp nhất phát hiện dầu khí theo hướng linh hoạt hơn; quy định về nghĩa vụ tài chính về chuyển nhượng quyền lợi tham gia (trực tiếp, gián tiếp) theo hướng rõ ràng hơn; việc tiếp nhận mỏ dầu khí của nước chủ nhà; bổ sung hình thức hợp đồng tận thu tài nguyên dầu khí để nâng cao hệ số thu hồi và khai thác tận thu dầu khí, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Thứ hai, chính sách quy định về điều tra cơ bản và dầu khí và trình tự, phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí gồm các giai đoạn tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Bổ sung quy định về điều tra cơ bản về dầu; các bước triển khai, phê duyệt đối với các hoạt động dầu khí; bổ sung quy định về việc ưu tiên áp dụng pháp luật dầu khí thực hiện các quy trình, thủ tục phê duyệt, bảo đảm tính tương đồng với hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường; đồng thời, bổ sung quy định về phân cấp cho Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước về đẩy mạnh phấn cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Thứ ba, chính sách quy định khung cho việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý. Xác định nguyên tắc chính, định hướng lớn triển khai dự án đầu tư theo chuỗi trong hoạt động dầu khí nhằm thu hút vốn đầu tư cho các dự án lớn, phù hợp với đặc thù ngành Dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.

Thứ tư, chính sách quan trọng nhất, theo tôi chính là quy định về ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí. Sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc xác định các lô dầu khí được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt; bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt để thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí (ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu dầu thô, mức thu hồi chi phí). Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, để tận thu tài nguyên và đóng góp vào ngân sách Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định các điều kiện đặc biệt của hợp đồng dầu khí trên nguyên tắc kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động dầu khí.

Thứ năm, chính sách quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí. Bổ sung quy định nguyên tắc về công tác kế toán, kiểm toán đối với hoạt động dầu khí và các quy định về quyết toán dự án dầu khí phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế cũng như xử lý được những chi phí rủi ro của hoạt động dầu khí.

Thứ sáu, chính sách về quy định khung việc cho phép bên thứ ba tiếp cận các cơ sở hạ tầng có sẵn của ngành Dầu khí và nghĩa vụ chia sẻ công trình dầu khí, nhằm sử dụng tối ưu, hiệu quả hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, tránh lãng phí trong đầu tư.

Đặc thù lớn nhất trong hoạt động dầu khí là rủi ro, góp ý về vấn đề này, TS Nguyễn Như Phong cho rằng: “Cần có những chính sách ưu đãi với ngành này nhằm tạo ra sự định hướng, sự hấp dẫn cho các dự án, các nhà đầu tư cũng như tăng cơ sở để tăng quyết tâm đầu tư. Những ưu đãi hiện nay đã phù hợp với một số rủi ro. Tuy nhiên, khi xuất hiện những rủi ro mới, đặc biệt rủi ro về chính trị, địa chính trị thì cần sửa đổi luật để có những ưu đãi mới, giảm rủi ro cho ngành Dầu khí".

“Ngoài ra, cần thêm những ưu đãi về thuế, môi trường đầu tư, tạo sự thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hiểm tín dụng, bảo lãnh đầu tư cho các doanh nghiệp cũng sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh”, TS Nguyễn Như Phong chia sẻ.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Thập, để thu hút các nhà đầu tư: “Chúng tôi rất muốn luật sửa đổi lần này phải có khung mở hơn, và khi triển khai Nghị định hay văn bản hướng dẫn, có thể đảm đương được vấn đề đó. Phải có khung cụ thể cho từng đối tượng cụ thể mới đáp ứng được mong muốn "đánh thức" hết tiềm năng về tài nguyên, nhà đầu tư có sẵn sàng để bỏ tiền thêm vào hay không. Chúng tôi đề xuất Thủ tướng ký quyết định những dự án từ 3-5 tỷ USD, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền ký quyết định những dự án 1-3 tỷ USD, còn những dự án dưới 1 tỷ USD thuộc về nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí. Tuy nhiên, phân cấp hiện Bộ Công Thương phê duyệt trữ lượng, Thủ tướng phê duyệt hợp đồng dầu khí ban đầu. Đây đã là bước tiến lớn…".

“Về thủ tục đầu tư, Luật Đầu tư trong Điều 4 có quy định: Dầu khí không phải là đối tượng để thực hiện theo Luật Đầu tư. Nhưng Luật Dầu khí cũng không nói đến đầu tư. Chính vì vướng mắc này, các dự án chậm lại trong quá trình triển khai bởi thủ tục đầu tư. Tôi mong muốn Luật Dầu khí sửa đổi lần này thể hiện được quyền và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí”, ông Thập chia sẻ.

Đánh giá về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: “Về bản chất, Dự thảo luật sửa đổi lần này có những thay đổi rất căn cơ, không phải là bỏ chương này thêm chương kia mà có những cái thay đổi dựa trên những "va đập" thực tiễn của ngành Dầu khí với bối cảnh mới. Trong đó, có hẳn một chương mới quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”.

Đối với quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong dự thảo luật, TS Võ Trí Thành cho rằng: “Quãng thời gian 10-15 năm là hợp lý. Nhưng đã là sở hữu nhà nước thì sẽ không giải quyết triệt được vấn đề ông chủ tập đoàn và người đại diện. Về phân cấp, phải làm rõ về tính minh bạch, những vấn đề khi xử lý tranh chấp với vai trò Nhà nước hay doanh nghiệp?”.

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu thì cho rằng: “Luật phải có tính linh hoạt, trên cơ sở nguyên tắc hài hòa lợi ích và có thể tiếp cận theo từng dự án, từng nhà đầu tư vào trong từng trường hợp”.

Còn ông Đoàn Văn Thuần, Trưởng bộ phận Nghiên cứu kinh tế, Viện Dầu khí Việt Nam khẳng định: Việc sửa đổi Luật Dầu khí lần này sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trường đầu tư cạnh tranh toàn diện, không chỉ về mặt cơ chế tài chính mà còn ở phân cấp, phân quyền cho công tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là đơn giản hóa các thủ tục.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Liệu giá dầu thế giới có tiếp tục xô đổ kỷ lục trong những ngày tới?

Các chuyên gia dự báo OPEC và chính phủ các nước sẽ cố giữ giá dầu ở quanh mức 90 USD/thùng trong năm nay, nếu căng thẳng Iran - Israel hạ nhiệt.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.
Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Petrovietnam ước đạt 231 nghìn tỷ đồng doanh thu trong 3 tháng đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có sự tăng trưởng tích cực với doanh thu tăng 19%.

Tin cùng chuyên mục

BSR phát huy tinh thần chủ động, gắn kết trong bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

BSR phát huy tinh thần chủ động, gắn kết trong bảo dưỡng tổng thể lần 5 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Các tổ chức đoàn thể BSR đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo động lực cho người lao động, góp phần hoàn thành công tác BDTT lần 5.
Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Giá dầu sẽ cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh xung đột Iran - Israel?

Bất chấp nhiều dự đoán giá dầu lên cao sau khi Iran tấn công Israel, chuyên gia tin rằng khối OPEC+ và Mỹ có thể giữ giá dầu xuống dưới 100USD/thùng.
Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay?

Vì sao chuyên gia dự báo giá dầu thế giới tăng mạnh trong hè năm nay?

Theo chuyên gia từ Ngân hàng Morgan Stanley (Anh), các nhà đầu tư có thể mất cảnh giác trước sức tăng mạnh của giá dầu trong mùa hè này.
Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai?

Vì sao giá dầu thế giới sẽ tiếp tục biến động trong tương lai?

Theo các chuyên gia, tình hình địa chính trị phức tạp trong thời gian sắp tới có thể tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao.
Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+

Dầu thô Mỹ tiến vào thị trường của OPEC+

Hưởng lợi lớn từ các lệnh trừng phạt đối với Nga và Venezuela, dầu thô của Mỹ ngày càng phổ biến trên các thị trường lớn như Ấn Độ và châu Âu.
Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Chuyên gia dự báo 3 lý do giá dầu thế giới năm 2024 sẽ bình ổn

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị và hiệp định thương mại thay đổi, các chuyên gia nhận xét thị trường dầu mỏ thế giới sẽ khó biến động trong năm nay.
Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Bắc Giang có 267 cửa hàng bán xăng dầu xuất hóa đơn điện tử

Tỉnh Bắc Giang hiện có 267 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện việc lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, đạt tỷ lệ 91,1%.
Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận nhiều điểm sáng

Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận nhiều điểm sáng

Trong 2 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng.
Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam nhập khẩu 214.064 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương hơn 143,9 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương đề xuất quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí

Bộ Công Thương đề xuất quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với “Dự thảo Thông thư quy định về phân cấp và lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí”.
Petrovietnam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm

Petrovietnam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm

Với truyền thống của người lao động dầu khí và những bài học kinh nghiệm rút ra thời gian qua, năm 2024, Petrovietnam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra.
Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Nhiệm vụ ngành dầu khí trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ngành dầu khí sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” sẽ diễn ra vào ngày 29/2

Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” sẽ diễn ra vào ngày 29/2

Hội thảo chuyên sâu về ứng dụng “Quang phổ khoáng vật viễn thám” do Công ty TNHH Trương Đình Petroleum tổ chức sẽ diễn ra vào 29/2/2024 tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang những thị trường nào?

12 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,8 triệu tấn dầu thô trị giá 1,92 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng nhưng giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ 2022.
Lọc dầu Dung Quất chạy công suất cao đáp ứng nhu cầu xăng dầu Tết 2024

Lọc dầu Dung Quất chạy công suất cao đáp ứng nhu cầu xăng dầu Tết 2024

Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ở 112% công suất thiết kế để đảm bảo xăng dầu, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đi lại
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở rộng thêm quy mô Cụm khí - điện - đạm Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở rộng thêm quy mô Cụm khí - điện - đạm Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ vừa có yêu cầu tỉnh Cà Mau tập trung phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau với quy mô lớn hơn.
Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khai thác dầu khí xuất hiện thách thức mới

Khép lại một năm nhiều thắng lợi, khai thác dầu khí đạt nhiều thành tích, nhưng cũng xuất hiện những thách thức trong giai đoạn tới.
Dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Romania viết nên lịch sử ngành dầu khí

Dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Romania viết nên lịch sử ngành dầu khí

Đội ngũ chuyên gia dầu khí Việt Nam được đào tạo từ Romania đã đóng góp xứng đáng vào việc xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam.
Nhận định ngành Dầu khí 2024: Triển vọng từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Nhận định ngành Dầu khí 2024: Triển vọng từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Trong năm 2024, ngành Dầu khí có nhiều triển vọng tươi sáng nhờ giá dầu vẫn neo ở mức cao, tiềm năng lớn từ dự án thượng nguồn và sự chuyển dịch điện khí LNG.
Ngành dầu khí 2024: Cơ hội đến từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Ngành dầu khí 2024: Cơ hội đến từ các dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) dự báo triển vọng ngành dầu khí trên thế giới và trong nước năm 2024 sẽ đan xen giữa cơ hội và thách thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động