Hoàn thiện hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng, tạo đột phá trong phát triển

P.V

P.V

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển, sức mạnh, trí tuệ, ý chí, giá trị và tinh thần dân tộc Việt Nam, tính ưu việt của chế độ ta, nhất là đường lối, chủ trương đúng đắn và vai trò lãnh đạo của Đảng ta luôn được khẳng định và phát huy trước những khó khăn, thách thức. Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Nghĩa- Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư khi nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết của BCH T.Ư Đảng về phát triển kinh tế - xã hội.

Bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta 5 năm qua có thể được khái quát như thế nào, thưa ông?

5 năm qua, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng kinh tế cao (bình quân 6%/năm), quy mô nền kinh tế ước đạt 340 tỷ USD, tăng 1,4 lần, đứng thứ 4 trong ASEAN, năng suất lao động tăng cao (bình quân 5,8%/năm); kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, tỷ lệ nợ công giảm (ước đạt 56,8% GDP), nợ xấu và rủi ro tài chính, tiền tệ giảm, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh, tiến gần mốc 100 tỷ USD.

Môi trường kinh doanh cải thiện, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện một bước quan trọng, nhờ đó đã giải phóng, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả một nguồn lực lớn xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm qua đạt hơn 9,2 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân gần 4 triệu tỷ đồng, chiếm 43% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hơn 2,1 triệu tỷ đồng, chiếm gần 23%. Đáng lưu ý là vai trò khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế trong khi khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò ổn định và dẫn dắt, thúc đẩy đầu tư của hai khu vực còn lại. Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, vững chắc với khu vực và toàn cầu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỷ USD, thặng dư cán cân thương mại liên tục, thu hút được khoảng 168 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài); khoa học công nghệ đạt được bước tiến quan trọng, tranh thủ được thành tựu và cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao (GDP bình quân đầu người gần 3.500 USD), an sinh xã hội được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ mức 10% xuống còn dưới 3%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hoàn thiện hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng, tạo đột phá trong phát triển
Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2019

Mặc dù chúng ta không còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhờ liên tục được cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tập trung chủ yếu trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đi tiên phong, mở đường phát triển trong những ngành kinh tế quan trọng như công nghệ, viễn thông, hàng không, tài chính, ngân hàng, khai khoáng, dầu khí…

Kinh tế tư nhân đang dần trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - hội. Đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, có thương hiệu tốt, năng lực cạnh tranh tầm khu vực trong một số lĩnh vực.

Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Hoàn thiện hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng, tạo đột phá trong phát triển
Hội thảo về phát triển bền vững thành phố Cần Thơ

Những thành tựu trên có phần đóng góp quan trọng của kết quả thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân cũng như các chủ trương khác của Đảng về kinh tế - xã hội.

Nhiều chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng ngay, ông có thể cho biết cụ thể hơn?

Đúng là nhiều chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội ban hành trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng XII đã đi vào cuộc sống, đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm qua và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, như các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước; chiến lược phát triển năng lượng quốc gia; nông nghiệp, nông dân, nông thôn;...

Đặc biệt nhiều chủ trương, chính sách mới gắn với xu thế của thời đại, tạo động lực mới phát triển đột phá cũng đã được Ban Kinh tế T.Ư lần đầu tiên nghiên cứu, tham mưu trình Bộ Chính trị ban hành, chẳng hạn như định hướng chính sách công nghiệp quốc gia; chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hoàn thiện hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng, tạo đột phá trong phát triển
Diễn đàn cấp cao về năng lượng năm 2020

Bên cạnh đó, Ban Kinh tế T.Ư còn chủ trì tham mưu nhiều nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố giữ vai trò, vị trí quan trọng như Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Cần Thơ, Thừa Thiên – Huế, thành phố Buôn Ma Thuột, từ đó phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo bước đột phá trong phát triển của các địa phương này, tạo động lực và sức lan tỏa phát triển cho cả vùng và cả nước thông qua các kết nối, liên kết vùng.

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2016 - 2020 khẳng định đường lối, chủ trương đúng đắn và vai trò, hiệu quả lãnh đạo to lớn của Đảng, trong đó có các chủ trương, chính sách do Ban Kinh tế T.Ư tham mưu, trình BCH T.Ư, Bộ Chính trị ban hành trong thời gian qua.

Thời gian tới, theo ông, những nội dung nào cần được quan tâm để tiếp tục đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn?

Để các Nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh hơn và hiệu quả hơn, có thể thấy ba vấn đề cần phải làm.

Hoàn thiện hệ thống đường lối, chủ trương của Đảng, tạo đột phá trong phát triển

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa- Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư

Một là, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức đoàn thể tiếp tục thường xuyên, phổ biến tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, đặc biệt quan tâm đổi mới hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết theo hướng đa dạng, thiết thực và phù hợp với từng nhóm đổi tượng. Có lẽ một trong những cách thức tuyên truyền, phổ biến thiết thực nhất là chúng ta cần nhận diện và tuyên truyền các mô hình hiệu quả, thành công và những cách làm sáng tạo, hiệu quả trên thực tế để phổ biến, học tập.

Hai là, khẩn trương thể chế hóa, luật pháp hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại các Nghị quyết của Đảng về kinh tế - xã hội.

Ba là, thường xuyên theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết để bảo đảm các nghị quyết của Đảng về kinh tế - xã hội được thực hiện nghiêm túc. Không có kiểm tra, giám sát thì không thể lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết có hiệu quả và không bảo đảm Nghị quyết đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát và phản biện thực hiện các Nghị quyết.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động