Thứ ba 29/04/2025 15:36

Hoàn thiện chính sách, pháp luật nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước nguy cơ hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh (trợ cấp, bán phá giá). Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” và Dự thảo Thông tư hướng dẫn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) về phòng vệ thương mại.

Liên quan đến phòng vệ thương mại, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: Hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất ngoại lớn, song chúng ta cũng phải mở cửa thị trường cho hàng hóa các đối tác bên ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngành sản xuất trong nước. Trong đó, không loại trừ có những sản phẩm hàng hóa nước ngoài được bán vào thị trường Việt Nam dưới hình thức cạnh tranh không lành mạnh (trợ cấp, hoặc bán phá giá), gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.

Theo thông lệ quốc tế, trong trường hợp nêu trên, các nước có quyền sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp…) để hạn chế việc hàng hóa từ nước ngoài bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường nội địa để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, phù hợp với các qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế cho phép.

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại giới thiệu Đề án Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại... Ảnh NQ

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nguy cơ hàng hóa hóa nhập khẩu từ bên ngoài cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn, thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước là hiện hữu. Để hạn chế nguy cơ này, các công cụ phòng vệ thương mại cần được sử dụng nhằm hạn chế việc hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước, qua đó bảo vệ ngành sản xuất nội địa là quan trọng.

Để sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, giữ môi trường kinh doanh cạnh tranh song phẳng, công bằng, minh bạch trong bối cảnh hội nhập, phù hợp với pháp luật trong nước và thông lệ quốc tế, tại Hội thảo “Phòng vệ thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập”, do Bộ Công Thương phối hợp với VCCI tổ chức ở Hà Nội ngày 27/10/2020, đại diện Cục Phòng vệ thương mại đã giới thiệu Đề án Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA; giới thiệu dự thảo Thông tư hướng dẫn Hiệp định EVFTA về phòng vệ thương mại tới các bên liên quan và lắng nghe ý kiến góp ý.

Các tham luận đến từ VCCI, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan tại hội thảo đánh giá cao Bộ Công Thương trong việc xử lý các vấn phòng vệ thương mại ngoài nước và trong nước nhằm bảo vệ các ngành sản xuất phù hợp với pháp luật và các thông lệ quốc tế. Đồng thời mong muốn, các kế hoạch giải pháp về phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được sử dụng hiệu quả, phù hợp để giúp hàng hóa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới, cũng như góp phần bảo vệ được các ngành sản xuất trong nước tốt hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Một số ý kiến khác cho rằng, phòng vệ thương mại cũng chỉ là một giải pháp nhằm hạn chế hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh thông qua trợ cấp hay bán phá giá vào thị trường Việt Nam, chỉ giảm bớt phần nào về áp lực cạnh tranh, hơn nữa giải pháp này cũng chỉ được áp dụng có thời hạn. Yếu tố quan trọng là các doanh nghiệp cần phải áp dụng các giải pháp công nghệ, quản trị hiệu quả… để nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh hội nhập mới là bền vững.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Chống trợ cấp

Tin cùng chuyên mục

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế

Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Canada kết luận rà soát giá trị thông thường ống dẫn dầu

Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Doanh nghiệp gỗ tạo sức mạnh ‘bó đũa’ ứng phó phòng vệ

Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Năm 2025 cần thúc đẩy công tác cảnh báo sớm

Triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp