Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số sản phẩm đĩa giấy nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá giá để đồ bằng thép từ Việt Nam Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá nhôm đùn ép từ Việt Nam

Trong vụ việc này, Thái Lan bị đề nghị điều tra chống bán phá giá, Trung Quốc và Việt Nam bị đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Sản phẩm bị đề nghị điều tra là đĩa giấy thuộc mã HS 4823.69.0040; mã vụ việc: A-552-839 và C-552-840. Nguyên đơn gồm nhóm 6 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đĩa giấy tại Hoa Kỳ. Ngày nhận đơn 24 tháng 1 năm 2024.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, theo nguyên đơn, trong giai đoạn 12 tháng có số liệu gần nhất (từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023), lượng nhập khẩu từ Việt Nam là khoảng 3.240 tấn, chiếm khoảng 4,02% tổng lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 73,98% và Thái Lan chiếm khoảng 2,82%). Theo số liệu của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,3 triệu USD sản phẩm này sang Hoa Kỳ trong năm 2022.

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam
Đĩa giấy. Ảnh: MH

Trong 11 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,4 triệu USD (giảm 16% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên đơn cũng cáo buộc tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ giai đoạn 2020 - 2023 gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Nguyên đơn nêu tên khoảng 9 công ty của Việt Nam; thời kỳ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đề xuất năm 2023; thời kỳ điều tra thiệt hại đề xuất là 3 năm (2020-2023).

Thông tin cáo buộc bán phá giá, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, mức biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam là 255,46% đến 278,46%. Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam.

Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất đĩa giấy (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam). Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc.

Thông tin cáo buộc trợ cấp, theo Cục Phòng vệ thương mại, nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu đĩa giấy Việt Nam đã nhận được 22 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đĩa giấy Hoa Kỳ.

Các chương trình trợ cấp bị cáo buộc thuộc các nhóm:

Nhóm các chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Gồm các chương trình ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp xuất khẩu, cho các doanh nghiệp nằm trong các đặc khu (như khu công nghiệp, khu kinh tế), cho các doanh nghiệp nằm trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cho các nhà đầu tư mới và chương trình khấu hao nhanh.

Nhóm các chương trình miễn thuế nhập khẩu: Gồm các chương trình miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu vào khu công nghiệp, miễn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu cho doanh nghiệp chế xuất và nằm trong khu chế xuất;

Nhóm các chương trình cho vay và đảm bảo: Gồm các chương trình cho vay ưu đãi, bao thanh toán, bảo lãnh xuất khẩu với lãi suất và điều khoản ưu đãi của 4 ngân hàng thương mại cổ phẩn có vốn nhà nước (Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV) do các ngân hàng này chịu sự can thiệp của Chính phủ; chương trình tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và các chương trình hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước;

Nhóm các chương trình ưu đãi về đất: Gồm các chương trình miễn giảm tiền thuê/thuế hoặc phí thuê đất và mặt nước cho các ngành được khuyến khích, doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

Cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi trong các khu công nghiệp và khu chế xuất: gồm các chương trình cung cấp các tiện ích điện, nước và các tiện ích khác cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất với mức giá ưu đãi; Chương trình tài trợ: gồm các chương trình tài trợ xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ đầu tư.

Theo quy định điều tra của Hoa Kỳ, có 2 cơ quan tham gia trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp: DOC điều tra về hành vi bán phá giá và trợ cấp và chịu trách nhiệm chung về kết quả điều tra trong khi Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) chịu trách nhiệm đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Sản phẩm chỉ bị áp thuế tra chống bán phá gvà chống trợ cấp nếu cả 2 cơ quan đều ban hành kết luận khẳng định. Nếu như trong vụ việc chống bán phá giá, chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu là đối tượng bị điều tra thì trong vụ việc chống trợ cấp, Chính phủ cũng là đối tượng bị điều tra.

Quy trình thủ tục vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp như sau:

Bước 1: Chính phủ nước bị điều tra (Việt Nam) tham vấn với DOC về đơn đề nghị điều tra CTC; Bước 2: DOC có 20 ngày để xem xét đơn đề nghị điều tra và ban hành quyết định khởi xướng/hay không khởi xướng điều tra, dự kiến ngày 14 tháng 02 năm 2024. Trong một số trường hợp đặc biệt, DOC có thể gia hạn thời gian này lên tổng số 40 ngày.

Bước 3: ITC có 45 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị để ban hành kết luận sơ bộ về thiệt hại. Trong trường hợp kết luận sơ bộ của ITC là không có thiệt hại, vụ việc sẽ được chấm dứt toàn bộ (tuy nhiên khả năng này thường thấp).

Bước 4: DOC có 140 ngày kể từ ngày khởi xướng để ban hành kết luận sơ bộ về bán phá giá và có 65 ngày kể từ ngày khởi xướng để ban hành kết luận sơ bộ về trợ cấp.

Bước 5: DOC có 75 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ để ban hành kết luận cuối cùng về bán phá giá/trợ cấp.

Bước 6: ITC có 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành kết luận cuối cùng về bán phá giá /trợ cấp để đưa ra kết luận cuối cùng về thiệt hại; Bước 7: DOC có 7 ngày để ban hành Lệnh áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp(trong trường hơp kết luận có bán phá giá/trợ cấp và thiệt hại).

Cục Phòng vệ thương mại đề nghị: Hiệp hội hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để chuẩn bị kế hoạch ứng phó, xử lý vụ việc trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc.

Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cáo buộc cao nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ; Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD

Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023, chiếm 9% tổng mức hàng hóa tiêu dùng.
10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt 23,4 tỷ USD

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt 23,4 tỷ USD

Ông Phạm Khắc Tuyên - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc - thông tin, năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 23,4 tỷ USD kim ngạch hàng hóa sang Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Tăng cường kỷ luật, kiên quyết chống thất thu thuế

Tăng cường kỷ luật, kiên quyết chống thất thu thuế

Tổng Cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp thu ngân sách nhà nước, kiên quyết chống thất thu thuế.
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với sợi nylon filament yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Năm 2024, với nhiều giải pháp đổi mới, hoạt động xúc tiến thương mại đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Chiều 30/12, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025.
Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Bên cạnh việc tham gia chương trình OCOP, miến dong Nhân Đức còn lựa chọn Sàn Việt làm bệ phóng cho hành trình chinh phục thị trường trên cả nước.
Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt hợp tác xã Háng Đồng, đặc sản Tây Bắc, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra hướng đi mới.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động