Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao từ Việt Nam
Thương mại 02/02/2023 15:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sợi polyester nhập khẩu từ Việt Nam Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp bao túi đóng hàng Việt Nam |
Thông tin về vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm bị điều tra là máy xịt rửa áp lực cao chạy bằng gas có mã HS 8424.30.90 và 8424.90.9040; mã vụ việc: A-552-008. Nguyên đơn là FNA Group, Inc (Hoa Kỳ), ngày khởi xướng 19 tháng 1 năm 2022; thời kỳ điều tra là 1 tháng 4 năm 2022 đến 30 tháng 9 năm 2022.
![]() |
Dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) cho biết, trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 430 triệu USD sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 44% tổng trị giá xuất khẩu từ tất cả các nước vào Hoa Kỳ, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2020 và gấp 25 lần so với năm 2019. Biên độ phá giá cáo buộc là 110,23% - 225,65%.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời hạn trả lời là 2 tháng 2 năm 2023 (doanh nghiệp có thể xin gia hạn nếu cần). Trên cơ sở thông tin trả lời kết hợp với số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ lựa chọn một số bị đơn bắt buộc của vụ việc (thông thường từ 2-3 công ty). Các bị đơn này sẽ tiếp tục tham gia trả lời các bản câu hỏi tiếp theo trong vụ việc và được hưởng mức thuế riêng.
Các công ty không được lựa chọn có thể đăng ký xin được hưởng mức thuế suất riêng rẽ. Thời hạn để nộp đơn xin được hưởng thuế suất riêng rẽ là 30 ngày kể từ ngày khởi xướng vụ việc. Trong trường hợp không được chấp chận hưởng thuế suất riêng rẽ, các công ty này sẽ chịu mức thuế suất khác do Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định.
Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường, nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ sử dụng các giá trị thay thế của nước thứ ba khác để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sử dụng Indonesia là nước thay thế trong vụ việc hiện tại. Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc. Dự kiến, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành kết luận sơ bộ trong vòng 140 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra vụ việc (có thể gia hạn).
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan: Chủ động xác định chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời, hợp tác đầy đủ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất cho doanh nghiệp;
Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, doanh nghiệp chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Thương mại Hoa Kỳ để trả lời và nộp bản trả lời câu hỏi Q&V theo đúng định dạng và thời hạn quy định.
Các doanh nghiệp đã trả lời bản câu hỏi Q&V này nhưng không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc có thể nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (separate rate). Trong các vụ việc trước đây Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra, nếu doanh nghiệp không trả lời bản câu hỏi Q&V thì không được Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hưởng thuế suất riêng rẽ; Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá xem tại đây
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hải Phòng: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,59 tỷ USD trong quý I/2023

Đưa ngành logistics phát triển xứng tầm

Triển vọng thị trường và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Israel

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 đối với thép nhập khẩu

Tìm giải pháp để EU loại bỏ yêu cầu chứng thư an toàn thực phẩm với mì ăn liền Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Kết nối nông sản các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp phân phối

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại gỗ dán

Xuất khẩu tôm tìm cách gỡ khó

Thương mại và phân phối trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

Nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào Mexico

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng trưởng 3 con số

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất

Gỗ Việt tìm cách chinh phục thị trường nội

Nhiều loại sợi, vải tự nhiên của Việt Nam xuất hiện tại triển lãm quốc tế

Giám sát, kiểm tra doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm sắn Việt Nam

Từ 1/4, áp dụng C/O mẫu D cần lưu ý gì?

Đến giữa tháng 3, cán cân thương mại thặng dư gần 3 tỷ USD

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chính thức là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây (Trung Quốc)

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ảrập Xêút tổ chức trưng bày sản phẩm xuất khẩu tỉnh Al Ahsa
