Thứ bảy 10/05/2025 05:16

Hoa Kỳ gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ Việt Nam

Ngày 13/9, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Hoa Kỳ vừa thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với thép tấm không gỉ của Việt Nam.

Trước đó, ngày 15/5/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế CBPG và CTC đối với thép tấm không gỉ (dạng đai và dải) của Việt Nam. Cụ thể, DOC điều tra hai nội dung: Điều tra về phạm vi sản phẩm (scope inquiry) để xác định liệu sản phẩm thép tấm không gỉ được sản xuất tại Trung Quốc sau đó được gia công thêm ở Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thuộc đối tượng đang bị áp thuế hay không và điều tra về hành vi chống lẩn tránh (anti-circumvention) của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, đây là vụ việc do DOC tự khởi xướng điều tra chứ không phải dựa trên cáo buộc của ngành sản xuất trong nước vì DOC cho rằng có dấu hiệu mặt hàng này của Việt Nam lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc. Từ tháng 2/2017, DOC đã áp thuế CBPG và CTC lên các sản phẩm thép tấm không gỉ (mã HS thuộc nhóm 7219 và 7220) có xuất xứ Trung Quốc với mức thuế CBPG từ 63,86 - 76,64% và thuế CTC từ 75,60% đến 190,71%. Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu Hoa Kỳ đang áp dụng với thép tấm không gỉ của Việt Nam là 0%.

Ngày 31/8/2021, DOC thông báo gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc. Cụ thể, DOC dự kiến sẽ ban hành kết luận cuối cùng đối với cả hai nội dung điều tra đến ngày 5/1/2022. Đây là lần thứ hai Hoa Kỳ thông báo gia hạn thời gian điều tra (lần thứ nhất, Hoa Kỳ gia hạn đến ngày 8/9/2021).

Để ứng phó với vụ việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp xuất khẩu trong vụ việc này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến của vụ việc; Chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra; có ý kiến kịp thời đối với các kết luận của DOC hoặc các vấn đề do các bên liên quan nêu; Thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình xử lý vụ việc.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025