Hoa Kỳ công bố hợp đồng trị giá 29 triệu USD để xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa
Môi trường 20/12/2022 14:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác dệt may với Ấn Độ |
Ngày 20/12, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố một hợp đồng mới trị giá gần 29 triệu USD trong khuôn khổ dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa. Theo đó, USAID đã trao thầu cho công ty của Việt Nam là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng VINA E&C hợp đồng thi công xây lắp được thực hiện trong 4 năm. Theo hợp đồng này, VINA E&C sẽ hoàn thành việc đào xúc đất và trầm tích ô nhiễm tại khu vực sân bay và chuẩn bị sẵn sàng cho công tác xử lý.
![]() |
USAID đã trao thầu cho công ty của Việt Nam là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng VINA E&C hợp đồng thi công xây lắp được thực hiện trong 4 năm |
Theo Giám đốc USAID Vietnam Aler Grubbs: Hợp đồng này sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị hết sức quan trọng để sẵn sàng cho giai đoạn xử lý của dự án. Đây là hợp đồng lớn nhất của USAID được trao cho một tổ chức của Việt Nam trong bối cảnh chúng tôi đã và đang nỗ lực nâng cao năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe môi trường.
“Việc được lựa chọn là nhà thầu chính để thi công xây dựng hạ tầng cho giai đoạn tiếp theo của dự án hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa là vinh dự lớn cho công ty chúng tôi”, Tổng giám đốc Công ty VINA E&C Vũ Văn Liêm khẳng định và cho biết: Hợp đồng này là một cơ hội lớn để Công ty VINA E&C tiếp tục đạt được những thành công của dự án. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để đáp ứng các yêu cầu cao của dự án về an toàn, sức khỏe và môi trường và các quy chuẩn kỹ thuật, từ đó đóng góp cho sự thành công chung của dự án.
USAID đang hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin ở trong và quanh Sân bay Biên Hòa. Năm 2018, USAID đã hoàn thành xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng. Dự án xử lý dioxin tại khu vực Sân bay Biên Hòa sẽ xử lý khối lượng đất và trầm tích gấp gần 4 lần so với dự án xử lý dioxin tại Sân bay Đà Nẵng. USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam khởi động dự án Biên Hòa vào tháng 4/2019.
Tháng 6/2022, USAID hoàn thành xử lý khu vực đầu tiên là hồ Cổng 2. Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ mất 10 năm để hoàn thành dự án này với chi phí ước tính của dự án là 450 triệu USD. Đến nay, Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng góp 163,25 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD dự kiến sẽ đóng góp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nội Xanh và quyết tâm “hồi sinh” những con sông ô nhiễm tại Hà Nội

Doanh nghiệp chung tay giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường

Lễ phát động quốc gia Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới năm 2023

Đồng Nai: Xử phạt 140 triệu đồng, buộc di dời một doanh nghiệp vi phạm môi trường

Ban hành 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh
Tin cùng chuyên mục

Thời tiết ngày 20/3: Bắc Bộ vào đợt nắng nóng đầu tiên, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Đợt nắng nóng đầu tiên của Bắc Bộ sẽ diễn ra vào 21/3

Hội thảo: Giảm phát thải cacbon trong các ngành sản xuất công nghiệp

Thời tiết miền Bắc sắp vào đợt nắng nóng

Khôi phục và bảo tồn rừng góp phần giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Doanh nghiệp “bắt tay” hợp tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Lại liên tiếp xảy ra động đất tại tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi

Thời tiết ngày 14/3: Bắc Bộ nắng ấm dần nhưng chuẩn bị có mưa phùn, sương mù

Hơn 600 người hưởng ứng lễ ra quân dọn rác, trồng cây ở Sa Pa

Sử dụng bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng: Tiềm năng lớn

Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa

Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc có mưa phùn trong ngày 8/3

Panasonic được vinh danh “Hãng kỹ thuật của năm” giải thưởng Ashui Awards

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi rét đậm

Đề xuất mức thuế BVMT bao bì khó phân hủy tương đương với thế giới

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á"

Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Ngành công nghiệp tái chế: Tương lai và góc nhìn từ Nhựa Duy Tân
