Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến phòng vệ thương mại

Việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Kinh tế thị trường: Dấu ấn của sự nỗ lực cải cách sau gần 40 nămQuan điểm của Bộ Công Thương về việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Việt Nam nỗ lực đáp ứng các yêu cầu công nhận một nước có nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ

Theo Bộ Công Thương, khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết để các nước thành viên WTO đối xử với Việt Nam như một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá /chống trợ cấp trong vòng 12 năm (đến hết ngày 31/12/2018).

Tuy nhiên, qua thời hạn này, Hoa Kỳ không tự động công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà tiếp tục xem xét dựa trên 6 tiêu chí theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, bao gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả; Các yếu tố khác.

Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến phòng vệ thương mại
Hoa Kỳ hiện là nước đứng đầu trên thế giới về việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh: TTXVN

Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, năm 2008, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thành lập Nhóm công tác song phương về vấn đề kinh tế thị trường (Structural Issues Working Group - SIWG), đầu mối là Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Hoa Kỳ - DOC.

Từ đó đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tổ chức 10 phiên họp kỹ thuật để trao đổi thông tin, giúp Hoa Kỳ cập nhật về tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam, tạo tiền đề cho Hoa Kỳ có cơ sở nhìn nhận và xem xét lại vấn đề kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tuy nhiên, trao đổi trong khuôn khổ Nhóm công tác song phương về vấn đề kinh tế thị trường không thay thế cho quy trình Bộ Thương mại Hoa Kỳ rà soát chính thức để công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam theo quy định của Hoa Kỳ mà chỉ là bước chuẩn bị cho quy trình này.

Trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, gần một năm qua, Chính phủ Việt Nam (cụ thể là Bộ Công Thương) đã tham gia đầy đủ các giai đoạn của vụ việc rà soát thay đổi hoàn cảnh để đề nghị Hoa Kỳ xem xét việc công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường theo đúng quy định pháp luật của Hoa Kỳ (bao gồm nộp yêu cầu đề nghị xem xét quy chế kinh tế thị trường, xây dựng lập luận đầu tiên, lập luận phản biện, lập luận về cáo buộc của ngành sản xuất cá tra-basa Hoa Kỳ, tham gia phiên điều trần công khai), để chứng minh Việt Nam đáp ứng 6 tiêu chí theo luật định Hoa Kỳ khi công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện 6 tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường.

Ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ việc phòng vệ thương mại

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hoa Kỳ hiện là nước đứng đầu trên thế giới về việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và cũng là nước điều tra, áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại nhất với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.

Đến nay, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 64 vụ trên tổng số 253 vụ việc nước ngoài điều tra với ta (chiếm 25%), gồm: 28 vụ việc chống bán phá giá, 11 vụ việc chống trợ cấp, 22 vụ việc chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại và 3 vụ việc tự vệ.

Việc Bộ Công Thương tham gia trực tiếp trong 11 vụ việc điều tra chống trợ cấp và đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại đã giúp Bộ Công Thương hiểu các trình tự, quy định của Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, trong quá trình Hoa Kỳ sửa đổi pháp luật, quy định liên quan về điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cũng chủ động nghiên cứu, bày tỏ ý kiến, quan điểm với Bộ Thương mại Hoa Kỳ về các nội dung sửa đổi, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp ta khi tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ.

Việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường không làm bóp méo thương mại giữa hai nước, mà chỉ để các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử một cách bình đẳng hơn trong các vụ điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ. Mặt khác, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường không tước đi của các nhà sản xuất Hoa Kỳ quyền yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như họ đã và đang làm đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nền kinh tế thị trường khác.

Tuy nhiên, ngày 2/8/2024, việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường có thể ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ việc chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Theo đó, Hoa Kỳ sẽ sử dụng chi phí của một nước thứ ba (nước thay thế) để tính toán biên độ bán phá giá, trợ cấp trong các vụ việc chống bán phá giá, trợ cấp khiến mức thuế bán phá giá/trợ cấp tăng cao. Việc này phản ánh chưa thực sự chính xác chi phí và tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp này kể từ vụ đầu tiên với cá tra-basa Việt Nam năm 2002, sau đó duy trì tiền lệ này trong tất cả các vụ việc điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ bị điều tra chống bán phá giá/trợ cấp mới bị ảnh hưởng bởi quy định này.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng là một trong những điểm nhấn chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Ngày 13/5, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, số 4 tại Lạch Huyện, tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến, giúp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Sáng 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Xây dựng khu thương mại tự do, ưu đãi phát triển khoa học công nghệ, thu nhập đặc thù cho cán bộ là những chính sách đặc thù có thể áp dụng cho TP. Hải Phòng.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung nhiều quy định quan trọng, khép kín quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hải Phòng cần cơ chế đặc thù, vượt trội để tạo đột phá phát triển giai đoạn 2026-2030, trong đó trọng tâm là 41 chính sách thí điểm trên 6 lĩnh vực.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus
Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập  khẩu

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Tại cuộc gặp, lãnh đạo hai nước Việt Nam - Belarus nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, khoa học công nghệ...
Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63 về một số nội dung công tác phòng, chống lãng phí.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Việc áp thuế 2% doanh thu khiến viện phí, học phí tăng tương ứng. Người bệnh, học sinh vô tình phải "gánh" thêm chi phí khi sử dụng dịch vụ công lập.
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Tại cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam-Belarus, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Dự thảo Nghị định thi hành Luật Địa chất và khoáng sản hướng đến phân cấp mạnh mẽ, cải cách thủ tục, rõ trách nhiệm và minh bạch trong quản lý khoáng sản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Mobile VerionPhiên bản di động