Hoa Kỳ cam kết dành hơn 153 triệu USD hỗ trợ các nước Mekong

Hoa Kỳ sẽ dành gần 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác tại khu vực Mekong, trong đó có 55 triệu USD cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới; 1,8 triệu USD hỗ trợ Ủy hội Sông Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước phục vụ công tác hoạch định chính sách.
Hoa Kỳ cam kết dành hơn 153 triệu USD hỗ trợ các nước Mekong
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ lần thứ nhất. Ảnh: VGP/Hải Minh

Tối ngày 11/9, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ lần thứ nhất được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng thường trực Mỹ Stephen Biegun (thay mặt Ngoại trưởng Michael Pompeo) đồng chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN.

Hội nghị chính thức công bố nâng cấp hợp tác lên Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) trên nền tảng những thành công của cơ chế Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) được thành lập từ năm 2009, đặt nền móng cho việc phát huy tiềm năng của quan hệ đối tác, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của khu vực trong giai đoạn mới.

Hội nghị khẳng định quan hệ hữu nghị tốt đẹp và những thành công của hợp tác giữa các nước Mekong và Hoa Kỳ trong các lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, y tế, giáo dục, và kết nối khu vực.

Về định hướng hợp tác giai đoạn tới, các Bộ trưởng nhận định, trước những thách thức và cơ hội mà tiểu vùng Mekong đang đối mặt, Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ cần hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoà bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực, hỗ trợ việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Về nguyên tắc hợp tác, các Bộ trưởng khẳng định Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ cần đề cao nguyên tắc ASEAN làm trung tâm, cởi mở, bình đẳng, đồng thuận, cùng có lợi, minh bạch, tôn trọng chủ quyền của các nước, không can thiệp, tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như quy định và luật pháp của các nước thành viên.

Các bên cũng nhất trí tăng cường bổ trợ và phối hợp với ASEAN, và các khuôn khổ hợp tác Mekong hiện có; nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển tiểu vùng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và hoan nghênh các nỗ lực tăng cường gắn kết giữa hợp tác tiểu vùng với ASEAN.

Về lĩnh vực hợp tác, các Bộ trưởng thống nhất Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực là: kết nối kinh tế; quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; an ninh phi truyền thống; và phát triển nguồn nhân lực.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh những đóng góp của LMI trong thúc đẩy phát triển bền vững và xây dựng Cộng đồng ASEAN; khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác giữa các nước Mekong và Hoa Kỳ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh ASEAN đang bước sang giai đoạn mới của tiến trình xây dựng Cộng đồng, Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của tiểu vùng Mekong, giúp các nước Mekong thu hẹp khoảng cách phát triển, nắm bắt cơ hội mới và vượt qua thách thức.

Đề cập đến định hướng phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng Quan hệ đối tác Mekong-Hoa Kỳ cần bám sát các nguyên tắc chung đã được thống nhất, hướng đến việc hỗ trợ các nước tìm kiếm giải pháp thực sự cho nhu cầu phát triển, và bảo đảm lợi ích của tất cả các nước thành viên.

Các nước Mekong và Hoa Kỳ ưu tiên các lĩnh vực hợp tác giúp phát triển kinh tế và tăng cường sự tham gia của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển hạ tầng chất lượng cao, quản lý nguồn nước Mekong, ứng phó thiên tai và dịch bệnh.

Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của các Bộ, ngành, doanh nghiệp, giới học giả và các đối tác phát triển để bảo đảm việc triển khai chương trình hợp tác ngày càng mở rộng.

Tại Hội nghị, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo Hoa Kỳ sẽ dành gần 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác tại khu vực Mekong, trong đó có 55 triệu USD cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới; 1,8 triệu USD hỗ trợ Uỷ hội sông Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước phục vụ công tác hoạch định chính sách, và một số dự án về quản lý thiên tai, tổ chức đối thoại chính sách nhiều bên về phát triển khu vực Mekong.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt của sự chuyển đổi, nếu Việt Nam nỗ lực về chính sách và cải cách thì những điểm sáng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1%

Một điểm nhấn trong báo cáo thường niên FDI năm 2023 là trong khi FDI toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 3% thì FDI vào Việt Nam tăng tới 32,1%.
Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

ADB: Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn

Theo ADB, lãi suất trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 1/12/2023 đến ngày 29/2/2024.
Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc lo mất ưu đãi khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam bày tỏ lo lắng, việc Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 sẽ khiến họ mất ưu đãi thuế.
Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Quảng Ninh: Nguồn vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh xác định đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế bứt phá.
Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

Vay mua nhà lãi suất từ 5%/năm tại BIDV

BIDV triển khai gói vay vốn nhà ở với lãi suất hấp dẫn nhất thị trường chỉ từ 5%/năm, thời gian vay tới 30 năm, hạn mức tối đa 100% nhu cầu vốn.
Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Công ty bất động sản hàng đầu Hồng Kông muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam?

Gaw Capital Partners, công ty có vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản lớn tại Hồng Kông (Trung Quốc), đang muốn đầu tư vào lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Tuyên Quang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Với việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và không ngừng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng Tuyên Quang đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản Trung Quốc khi nào thoát khủng hoảng?

Thị trường bất động sản vốn mong manh của Trung Quốc bước vào năm 2024 với đà giảm giá chậm lại đối với đầu tư và doanh số bán nhà.
Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Bitcoin trượt giá trong khi các altcoin khác đều giữ vững vị thế

Vào ngày 19/3, Bitcoin trượt giá tới 5,7% và đang trên đà giảm lớn nhất trong hai tuần, do làn sóng bán ra tấn công tiền điện tử và các tài sản rủi ro khác.
Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Giới trẻ Trung Quốc và cơn sốt mua “hạt đậu vàng”

Xu hướng tiêu thụ vàng, từ hạt đậu vàng đến trang sức vàng, đang lan rộng khắp Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi từ Gen Z.
Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên để biến sự quan tâm đó thành những dự án “tỷ đô” lại không hề đơn giản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động