Hoà Bình: Người dân thoát nghèo nhờ trồng keo xuất khẩu

Nhiều người dân tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình có thu nhập tốt, vươn lên thoát nghèo nhờ trồng keo nguyên liệu để xuất khẩu.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hòa Bình bị bắt về hành vi đánh bạc Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024 Hoà Bình: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm luôn mang theo súng bên người

Thoát nghèo nhờ xuất khẩu keo

Tỉnh Hòa Bình hiện có diện tích trồng cây keo khoảng hơn 90.000 ha, chủ yếu tại các huyện như: Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn, TP. Hòa Bình… Mấy năm trở lại đây, người dân tại các huyện này tập trung trồng cây keo nguyên liệu giấy để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản. Qua đó có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Hoà Bình: Người dân thoát nghèo nhờ trồng keo xuất khẩu
Nhiều người dân huyện Tân Lạc (Hoà Bình) đã thoát nghèo nhờ trồng cây keo để xuất khẩu

Ngày 11/8, ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, bà con nơi đây đang tấp nập vào vụ thu hoạch keo. Những đồi keo bạt ngàn ầm vang tiếng máy cưa. Người bốc, người cắt, mỗi người một nhiệm vụ bắt tay vào công việc để kịp tránh cái nắng gắt cuối mùa.

Anh Bùi Văn Tài (xóm Bin, xã Tử Nê) chia sẻ: “Gia đình tôi có 4 ha trồng keo, năm nay keo đã được 5 năm tuổi, đang vào kỳ thu hoạch. Trước đây, nhà tôi cũng như các hộ trong xóm thường bán cả đồi keo cho thương lái với giá 30 – 40 triệu/ha nên lợi nhuận rất thấp, không đủ chi phí trang trải cuộc sống, quanh năm đói nghèo”.

Hoà Bình: Người dân thoát nghèo nhờ trồng keo xuất khẩu
Cây keo cho thu nhập ổn định, lại ít công chăm sóc, được thương lái ưa chuộng

Theo anh Tài, vài năm gần đây, có một số cơ sở chế biến keo mở tại địa phương, họ sơ chế keo để bán ra nước ngoài, nên bà con sẽ tự thu hoạch keo bán trực tiếp cho các cơ sở này, không qua thương lái. Hiện tại, mỗi tấn keo có thể bán với giá 800 – 900 nghìn/tấn, với 1 ha keo có thể thu về khoảng 80 - 100 triệu đồng, lợi nhuận gấp đôi nên nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.

Còn anh Bùi Văn Thiện (xóm Chùa, xã Tử Nê) cho biết, với địa hình nhiều đồi núi nên người dân trong xã chủ yếu là trồng keo, kết hợp chăn nuôi gia súc. Nhờ trồng keo mà nhiều hộ trong xóm có thu nhập ổn định, cuộc sống đủ đầy hơn. Bà con còn ý thức được rằng, cây keo không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bản thân người trồng mà còn giúp đất có độ che phủ, giảm xói mòn và bạc màu.

Hoà Bình: Người dân thoát nghèo nhờ trồng keo xuất khẩu
Việc mở các cơ sở chế biến keo tại địa phương giúp bà con giảm chi phí vận chuyển, không lo về đầu ra, tăng giá trị cây keo

Mở rộng các cơ sở chế biến keo

Anh Nguyễn Văn Đông, chủ một cơ sở chế biến keo tại xã Tử Nê thông tin, việc mở các cơ sở chế biến keo tại địa phương không chỉ giúp người dân giảm chi phí vận chuyển, không lo về đầu ra, tăng giá trị cây keo. Từ đó, có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.

Hoà Bình: Người dân thoát nghèo nhờ trồng keo xuất khẩu
Cây keo sau khi được sơ chế sẽ bán cho các đầu nậu ở cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá) để xuất sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản (Ảnh: DT)

Theo anh Đông, hiện cơ sở của anh đang sơ chế khoảng 70 tấn keo/ngày, mỗi tháng bán ra cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá) khoảng 2.000 tấn để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, cơ sở của anh cũng đang tạo việc làm cho gần 50 lao động thường xuyên và thời vụ với mức lương từ 6 – 7 triệu đồng/tháng.

Lãnh đạo UBND xã Tử Nê cho biết, những năm qua, bên cạnh chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư trồng keo nguyên liệu giấy để xuất khẩu. Các cơ sở chế biến keo tại địa phương giúp bà con bao tiêu sản phẩm, gia tăng giá trị cây keo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hoà Bình: Người dân thoát nghèo nhờ trồng keo xuất khẩu
Cây keo sau khi được sơ chế sẽ bán cho các đầu nậu ở cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá) để xuất sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản (Ảnh: DT)

Để phát triển kinh tế rừng bền vững, giúp người dân yên tâm gắn bó với trồng rừng, xã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền và phối kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức tập huấn cho người trồng rừng các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng; liên kết với các doanh nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh để tạo vùng nguyên liệu tập trung và có đầu ra ổn định, giá cả cạnh tranh cho gỗ nguyên liệu.

Keo là một trong những loại cây rừng trồng chủ yếu tại Việt Nam, mang lại hiệu quả cả về kinh tế và sinh thái môi trường. Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam, diện tích rừng trồng keo ở Việt Nam khoảng trên 1 triệu ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam và là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy, ván gỗ, dăm gỗ, đồ gỗ xuất khẩu… Vì vậy, nguồn sinh khối keo rất phong phú và nhiều tiềm năng.
Dần Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cao su

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Ngày 29/11 tới, UBND tỉnh Long An sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024 với chủ đề “Long An – Kết nối đầu tư, phát triển bền vững”.
TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Với vị thế là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ có nhiều lợi thế để phát triển, thế nhưng thực tế thu hút đầu tư lại chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Hội chợ sẽ giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lớn gây ra đối với điểm có nguy cơ sạt lở núi Mang Kà Muồng.
Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024 tỉnh Bắc Ninh diễn ra sáng 16/11 tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển, quản lý chợ.
Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Sáng 16/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động