Thứ ba 13/05/2025 18:23

Hòa Bình: Nâng tầm thương hiệu gà Lạc Thủy

Mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy theo chuỗi liên kết của hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng tầm thương hiệu "gà Lạc Thủy".

Trong bối cảnh nhiều hộ nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định do hệ lụy của đại dịch Covid-19 thì các thành viên hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cùng 100 hộ vệ tinh vẫn kinh doanh hiệu quả, được tiêu thụ khắp cả nước, đem lại lợi nhuận cao cho thành viên và các hộ vệ tinh.

Với mong muốn thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết với quy mô lớn, nâng cao giá trị giống gà Lạc Thủy, hợp tác xã thực hiện liên kết với 100 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện. Việc chăn nuôi theo chuỗi với quy mô lớn sẽ đảm bảo được đầu ra với mức giá ổn định cho bà con, giúp bà con không bị tồn hàng.

Gà Lạc Thủy là giống gà bản địa, có ngoại hình đẹp, khả năng chống chịu dịch bệnh, thời tiết khí hậu tốt nên dễ nuôi, lớn nhanh

Hợp tác xã cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, cam kết thu mua trứng và gà thương phẩm cho tất cả các hộ vệ tinh. Ngược lại, các hộ vệ tinh cũng phải cam kết chăn nuôi theo đúng kỹ thuật hợp tác xã đã tập huấn, trang bị kiến thức. Tất cả những việc làm này đều hướng tới mục tiêu đưa hợp tác xã trở thành thương hiệu mạnh, giúp các thành viên và hộ vệ tinh cũng như người chăn nuôi trên địa bàn huyện hình thành thói quen làm việc theo chuỗi liên kết, có trách nhiệm trước cộng đồng về những sản phẩm mình làm ra.

Việc liên kết chăn nuôi gà Lạc Thủy đã giúp thành viên và các hộ vệ tinh của hợp tác xã dịch vụ Tuấn Chuyền "sống khỏe” trong đại dịch Covid-19. Từ sự mạnh dạn đầu tư vốn, liên kết để chăn nuôi, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền giải quyết việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương. Thu nhập bình quân người lao động trong hợp tác xã đạt từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Năm 2021, doanh thu của hợp tác xã đạt 100 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng.

Mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy theo chuỗi liên kết của hợp tác xã dịch vụ chăn nuôiđã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng tầm thương hiệu "gà Lạc Thủy". Việc liên kết theo chuỗi không chỉ giúp người chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định giá và đầu ra sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, mà còn tạo động lực giúp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tham gia liên kết với các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn trên địa bàn huyện tạo sự bền vững, phát triển thương hiệu "gà Lạc Thủy".

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà