Hòa Bình: “Đụng lợn Tết”, nét đẹp cổ truyền của bà con xứ Mường

Cứ mỗi năm đến Tết Nguyên đán, người dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình lại cùng nhau mổ lợn mời anh em họ hàng, bà con lối xóm đến chung vui, ăn Tết.
Quảng trường Hòa Bình rực rỡ sắc hoa mừng Đảng, mừng Xuân Hàng Tết đua nhau lên kệ phục vụ người dân Hòa Bình Hòa Bình: Hoa cây cảnh ngày 29 Tết, giá rẻ, mua nhanh bán nhanh

“Đụng lợn Tết” là một phong tục đẹp của người mường Hòa Bình nói chung và người Mường Thàng (huyện Cao Phong), Mường Động (huyện Kim Bôi), Mường Bi (huyện Tân Lạc)… nói riêng. Ngày ăn đụng lợn là ngày vui vẻ, ấm áp trong sự sẻ chia, đoàn tụ của cả gia đình. Ngoài ra còn là dịp anh em, họ hàng, những người láng giềng, bạn bè thân thiết gặp nhau sau một năm vất vả với công việc.

Hòa Bình: “Đụng lợn Tết”, nét đẹp cổ truyền của bà con xứ Mường
Lợn để “đụng” ăn Tết là lợn đen bản địa hoặc lợn trắng do bà con người Mường tự nuôi dân dã

Theo tục lệ của người Mường Hòa Bình, khoảng từ ngày 26 đến ngày 30 Tết Âm lịch, gần như các gia đình đều lần lượt mổ lợn Tết mời anh em họ hàng, bạn bè và bà con hàng xóm đến ăn bữa cơm cuối năm. Đây là dịp để mọi người gặp mặt, chia sẻ niềm vui, kinh nghiệm làm ăn trong năm, chúc tụng những điều may mắn trong năm mới, giao lưu văn hóa thể hiện tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc.

Hòa Bình: “Đụng lợn Tết”, nét đẹp cổ truyền của bà con xứ Mường
Thịt lợn được chia ra từng phần để làm những món khác nhau trong dịp Tết

Thông thường, lợn để đụng ăn Tết là giống lợn đen bản địa hoặc lợn trắng của bà con tự nuôi dân dã. Đây là những con lợn vừa được nuôi nhốt vừa thả rông, không dùng cám tăng trọng, nên thịt lợn sạch, săn chắc, thơm ngon. Với những hộ không nuôi được thì sẽ tìm mua lợn sạch tại các thôn, bản vùng cao trong tỉnh để về thịt, phục vụ nhu cầu ngày Tết.

Hòa Bình: “Đụng lợn Tết”, nét đẹp cổ truyền của bà con xứ Mường
Những người đàn ông là những đầu bếp chính trong việc làm cỗ những ngày lễ, Tết của người Mường Hòa Bình

Anh Nguyễn Đức Trọng (tổ 1, phường Dân Chủ, TP. Hòa Bình) chia sẻ: “Tết năm nào nhà tôi cũng thịt lợn ăn đụng với họ hàng, làm mâm cơm tất niên mời anh em, bạn bè đến quây quần ăn bữa cơm đoàn viên. Phong tục này được gia đình tôi duy trì từ năm này qua năm khác, vừa để có thịt chế biến món ăn dâng lên bàn thờ tổ tiên, tiễn năm cũ, đón năm mới, vừa gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, họ mạc ngồi lại với nhau sau một năm làm việc vất vả”.

Theo anh Trọng, bình thường nếu thịt con lợn nhỏ khoảng 50 – 60kg thì 2 gia đình sẽ chung nhau, còn đối với những con to (hơn 1 tạ) thì 3 đến 4 gia đình cùng chung để ăn Tết. Truyền thống này người dân tộc Mường ở Hòa Bình còn gọi là “đụng” lợn Tết – một nét đẹp văn hoá cổ truyền từ bao đời của bà con xứ Mường.

Hòa Bình: “Đụng lợn Tết”, nét đẹp cổ truyền của bà con xứ Mường

Lợn khi “đụng” xong sẽ được chia ra cho các gia đình để mang về dự trữ làm thức ăn trong mấy ngày Tết

Anh Trọng cũng cho biết, lợn khi được mổ xong thì sẽ dùng một phần xương thịt để làm tiệc đãi khách. Phần còn lại được dùng để gói bánh chưng và được bảo quản để ngày Tết mang ra chế biến các món ăn khi anh em họ hàng đến chúc Tết. Nhiều gia đình còn để dành một phần thịt treo gác bếp làm món thịt lợn hun khói, thịt chua, thịt ướp… những đặc sản nổi tiếng của người dân Hòa Bình.

Còn bà Nguyễn Thị Lợi (tổ 1, phường Dân Chủ, TP. Hòa Bình) cho biết, việc thịt lợn ăn Tết không chỉ giúp gia đình chủ động được nguồn thực phẩm để chế biến món ăn trong dịp Tết mà còn giúp tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa anh em họ hàng, bà con láng giềng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi đón mừng năm mới, xuân về.

Hòa Bình: “Đụng lợn Tết”, nét đẹp cổ truyền của bà con xứ Mường
Sau khi “đụng” lợn Tết, nhiều gia đình sẽ lấy luôn thịt bắt tay vào gói bánh chưng

Bà Lợi thông tin, thịt lợn sẽ được chế biến thành nhiều món, trên mâm cỗ được bày biện những món ngon, hấp dẫn mang đậm hương vị truyền thống của đồng bào người Mường như: Thịt nướng, giò tai, chả chìa (sườn nướng), thịt lợn nhồi măng… Trước đây, nhiều nhà chưa có tủ lạnh tích trữ, người dân chế biến thịt lợn thành nhiều món như: Thịt chua, thịt gác bếp, lạp sườn, thịt ướp… để dành ăn mấy tháng sau Tết. Mỡ được rán, cất vào hũ sành ăn dần. Giờ cuộc sống bà con có điều kiện hơn, nhà nào cũng sắm tủ lạnh nên việc bảo quản thức ăn vô cùng thuận tiện.

Trong ngày 30 Tết Âm lịch, không khí đón khoảnh khắc Giao thừa của Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang gõ cửa từng nhà, mang theo hương sắc núi rừng và tình cảm của người dân miền núi Hoà Bình. Những phong tục tập quán đặc sắc ngày Tết như “đụng lợn Tết” của cha ông từ bao đời vẫn được các thế hệ con cháu gìn giữ, phát huy trong niềm vui và mong ước về một năm mới nhiều may mắn, an khang và hạnh phúc.

Dần Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Vũng Tàu đón khoảng 233.000 lượt khách tắm biển trong 3 ngày nghỉ lễ

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch xứ Thanh

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TP. Hồ Chí Minh gửi lời cảm ơn sau Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trà Vinh đón 27.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Trà Vinh đón 27.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ

'Barista Teamwork': Khi đam mê cà phê thăng hoa giữa đại ngàn

‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4  - 1/5

‘Choáng’ với cảnh đặc kín người tại biển Sầm Sơn kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách

Gia Lai Coffee Festival 2025: Robusta đặc sản chinh phục du khách

Ngày 1/5, kỷ niệm 50 năm giải phóng một số tỉnh miền Tây

Ngày 1/5, kỷ niệm 50 năm giải phóng một số tỉnh miền Tây

Công an tỉnh Lai Châu công bố quyết định đặc xá năm 2025

Công an tỉnh Lai Châu công bố quyết định đặc xá năm 2025

Người dân muôn phương về dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Người dân muôn phương về dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn Bạc Liêu: Hành trình chăm lo, bảo vệ người lao động

Công đoàn Bạc Liêu: Hành trình chăm lo, bảo vệ người lao động

Hải Phòng: Khai mạc du lịch “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

Hải Phòng: Khai mạc du lịch “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa”

Hải Phòng: Quận Đồ Sơn 70 năm hào hùng phát triển

Hải Phòng: Quận Đồ Sơn 70 năm hào hùng phát triển

Thành phố Huế: Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An

Thành phố Huế: Hợp long cầu qua cửa biển Thuận An

TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

TP. Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

CCB Trần Văn Thanh là đại biểu danh dự của đại lễ 50 năm lịch sử

CCB Trần Văn Thanh là đại biểu danh dự của đại lễ 50 năm lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Khẳng định vị thế trong kỷ nguyên vươn mình

TP. Hồ Chí Minh: Khẳng định vị thế trong kỷ nguyên vươn mình

Thành phố Huế: Xét tặng danh hiệu nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

Thành phố Huế: Xét tặng danh hiệu nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp tiêu biểu

Cơ hội

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

Sôi động ngày hội bánh dân gian Nam Bộ tại Cà Mau

Sôi động ngày hội bánh dân gian Nam Bộ tại Cà Mau