Đây là nội dung chính của chương trình “Đối thoại với các bên liên quan về thiết kế hệ thống báo cáo phát thải khí nhà kính (KNK) cấp cơ sở tại Việt Nam” ngày 16/12 do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) triển khai thực hiện.
![]() |
Các đại biểu từ các quốc gia trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm giảm phát thải nhà kính |
Thông qua cuộc đối thoại các chuyên gia đã đưa ra bốn giải pháp chính để thực hiện báo cáo phát thải nhà kính cấp cơ sở. Đó là một hệ thống báo cáo phát thải nhà kính cấp cơ sở hiệu quả được hình thành, cải tiến liên tục qua quá trình vừa học vừa làm và giúp hoàn thiện hệ thống báo cáo giảm phát thải; Hệ thống báo cáo của cả 3 quốc gia (khung đo đạc, báo cáo và thẩm tra theo Luật định giá carbon của Singapore, hệ thống báo cáo phát thải của Nhật Bản và hệ thống báo cáo tiêu thụ năng lượng của Việt Nam) đều cho thấy mối liên hệ rõ rệt với hệ thống báo cáo năng lượng hiện có và sự hợp tác giữa các Bộ vẫn là yếu tố thành công chính cho hoạt động báo cáo phát thải nhà kính.
Ngoài ra, việc tăng cường năng lực vận hành hệ thống và việc trao quyền cho nhân sự là chìa khóa để vận hành thành công hệ thống báo cáo phát thải KNK cấp cơ sở; và cuối cùng các hoạt động nâng cao năng lực này có thể thực hiện bằng sự hợp tác của các đối tác liên cơ quan, các cơ chế, công cụ hỗ trợ, các hướng dẫn cụ thể và các hoạt động hỗ trợ là những thành phần thiết yếu của quá trình vận hành...
Đến nay, Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được thông qua vào năm 2020 và sau đó là dự thảo Nghị định về Giảm phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ozon quy định việc thiết lập hệ thống báo cáo cấp cơ sở ở Việt Nam. Hệ thống này không những cho phép các cơ sở nắm được lượng phát thải nhà kính của chính họ mà còn hỗ trợ việc lập kế hoạch dựa trên bằng chứng và thực hiện các biện pháp giảm phát thải phù hợp, hướng tới mục tiêu dài hạn đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26 tại Glasgow.
Báo cáo giảm phát thải nhà kính cấp cơ sở thể hiện nỗ lực cụ thể của Chính phủ Việt Nam trong việc chuyển đổi sang thực hiện theo hướng tiếp cận toàn nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải KNK. Ngoài ra, nguồn nhân lực vận hành hệ thống và việc trao quyền cho nhân sự cũng là chìa khóa để vận hành thành công hệ thống báo cáo phát thải KNK cấp cơ sở. Các hoạt động nâng cao năng lực này có thể thực hiện bằng sự hợp tác của các đối tác liên cơ quan.