Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Hiệp định về biển cả là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gene biển tại các vùng biển quốc tế.
Liên hợp quốc thông qua Hiệp định về biển cả Việt Nam ký Hiệp định về Biển

Biển được định nghĩa là khu vực đại dương bắt đầu ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia hoặc cách bờ biển 200 hải lý (370 km), bao phủ gần một nửa hành tinh. Có thể nói rằng, biển rất quan trọng đối với sức khỏe của hành tinh, bảo vệ đa dạng sinh học, hỗ trợ một nửa lượng oxy mà sinh vật trên cạn hít thở.

Mới đây, đã diễn ra một sự kiện mà được các chuyên gia đánh giá là một khoảnh khắc tuyệt vời, mở ra rất nhiều hy vọng. Cụ thể, ngày 20/9/2023 (theo giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78, hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (còn gọi là Hiệp định về Biển cả).

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký hiệp định này trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Điều này khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký Hiệp định về Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia

Việc thông qua và ký hiệp định là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.

Đáng chú ý, đây là hiệp định thứ 3 được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Do đó, hiệp định tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của UNCLOS với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: “Hiệp định về Biển cả mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học - công nghệ khai thác nguồn gene ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta”.

Theo đó, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó đã xác định "Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao" là một trong những khâu đột phá, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu "Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Bảo vệ đa dạng sinh học ven biển bằng các khu bảo tồn biển
Bảo vệ đa dạng sinh học ven biển bằng các khu bảo tồn biển

“Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gene biển: “Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa” - Ông Bùi Thanh Sơn nêu ra và thông tin thêm, Việt Nam đã tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu, có những đóng góp thực chất trong các nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập các khu bảo tồn biển.

Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, điều này góp phần thực hiện tầm nhìn của Chiến lược biển Việt Nam về tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương, thực hiện chủ trương phấn đấu đóng vai trò "nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, nêu tại chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Vậy, các nước cần làm gì sau khi ký kết? Sau khi ký, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi có 60 nước thành viên phê chuẩn, phê duyệt. Trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của hội nghị thành viên…

Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này nếu muốn triển khai và bảo vệ các thành quả đã đạt được trong đàm phán. Để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả hiệp định, điều đầu tiên cần thực hiện là phải sớm phê duyệt hiệp định.

Trong khi đó, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và tăng cường đối ngoại đa phương đến năm 2030 nhấn mạnh yêu cầu chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế minh bạch, công bằng, dân chủ, bền vững; đồng thời khai thác, phát huy tối đa lợi ích mà hợp tác đa phương mang lại.

Trước yêu cầu đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc ký hiệp định mới chỉ là điểm khởi đầu, rất nhiều công việc còn ở phía trước và cần sự tích cực, chủ động của Bộ Ngoại giao cùng nhiều bộ, ngành liên quan.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đốt hàng tấn vàng mã: Đừng để tín ngưỡng trở thành mê tín!

Đốt hàng tấn vàng mã: Đừng để tín ngưỡng trở thành mê tín!

Sự việc đốt hàng tấn vàng mã tại Đền Tranh (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đã gây sự chú ý của nhiều người. Dù không đúng bản chất, nhưng lãng phí.
San lấp vùng đệm vịnh Hạ Long xây khu đô thị: Nỗi lo biến dạng di sản

San lấp vùng đệm vịnh Hạ Long xây khu đô thị: Nỗi lo biến dạng di sản

Việc san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm khu đô thị đang được dư luận quan tâm không chỉ căn cứ pháp lý của dự án mà quan ngại hơn là nỗi lo biến dạng di sản.
Từ vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Cần tìm lại giá trị "tôn sư trọng đạo"

Từ vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang: Cần tìm lại giá trị "tôn sư trọng đạo"

Chuyên gia cho rằng, vụ học sinh hành hung giáo viên ở Tuyên Quang là chỉ dấu của một thực tế rằng bạo lực học đường đã không còn giới hạn.
Miễn Giấy phép xây dựng cho công trình 25 tầng: Đừng "cầm đèn chạy trước ô tô"!

Miễn Giấy phép xây dựng cho công trình 25 tầng: Đừng "cầm đèn chạy trước ô tô"!

Một dự án 25 tầng được UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho phép khởi công khi Sở Xây dựng còn đang lúng túng với quy định miễn Giấy phép xây dựng.
Hà Nội: Vi phạm xây dựng “to như con voi”, cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Hà Nội: Vi phạm xây dựng “to như con voi”, cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

Người đứng đầu cơ quan quản lý phải là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Tăng giá trần vé máy bay sẽ tác động tới các hãng hàng không và người dân thế nào?

Tăng giá trần vé máy bay sẽ tác động tới các hãng hàng không và người dân thế nào?

Mới đây, Bộ GTVT đã ban hành quy định giá trần vé máy bay trên các đường bay nội địa. Vậy điều này sẽ tác động như thế nào tới các hãng hàng không và người dân?
Kinh doanh theo trend: Vòng xoáy của những trào lưu "sớm nở chóng tàn"

Kinh doanh theo trend: Vòng xoáy của những trào lưu "sớm nở chóng tàn"

Dù gây sốt mạng xã hội song các sản phẩm “hot trend” như trà mãng cầu, café muối… chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi rơi vào cảnh "sớm nở tối tàn”.
Cần nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô trên giảng đường

Cần nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô trên giảng đường

Sự việc nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp, đã đặt ra vấn đề cần xây dựng, nâng cao văn hóa ứng xử với bạn bè, thầy cô.
Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Xuất khẩu rau quả hiện đạt mức cao kỷ lục về kim ngạch nhưng vẫn còn những mối lo khi đâu đó câu chuyện vi phạm quy định tại thị trường xuất khẩu vẫn diễn ra.
Câu chuyện xe buýt điện và lộ trình “xanh hóa”

Câu chuyện xe buýt điện và lộ trình “xanh hóa”

Việc chuyển đổi xe buýt từ nhiên liệu diesel sang sử dụng năng lượng xanh là xu thế tất yếu. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi vẫn còn khó khăn, thách thức.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Việc quy hoạch vùng trồng sẽ chỉ chính xác nếu cơ quan chức năng, người làm quy hoạch phải có cái nhìn dài hạn và tập trung vào khâu tiêu thụ.
Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Để không có "Vạn Thịnh Phát" thứ hai, hơn bao giờ hết, các cơ quan chức năng cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Luật để bịt kín kẽ hở, ngăn chặn các vi phạm.
Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Kể từ khi công tác kiểm tra nồng độ cồn triển khai, ý thức của người tham gia giao thông đã từng bước thay đổi, nhiều địa phương có chuyển biến “đột phá".
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?

Trong khi văn hóa rượu bia của Việt Nam có phần còn mang tính hủ tục thì việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật sẽ giúp thói quen này thay đổi tích cực.
Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Với việc gia tăng số người chết do rượu bia hàng năm, việc quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe là cần thiết.
Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Algeria hiện nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu càphê thô lớn nhất của Việt Nam, càphê của Việt Nam chiếm từ 30-50% thị phần càphê nhập khẩu của Algeria.
Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Quy định SPS là quy định bắt buộc áp dụng, nếu vi phạm, sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cả ngành hàng và thương hiệu nông sản của Việt.
Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu

Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu 'tiền nhiều để làm gì'?

Trong ngục tối chỉ có 4 bức tường, quyền công dân bị hạn chế, có tiền cũng không thể tiêu. Vậy tiền nhiều để làm gì mà các đại gia phải bất chấp tất cả như vậy?
Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?

Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?

Nhiều hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đăng ký nhận hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ lụt nhưng không triển khai vì nguồn hỗ trợ thấp.
Cần kiên quyết mạnh tay với "ma men"

Cần kiên quyết mạnh tay với "ma men"

Trong thời gian ngắn, cả nước xảy ra hàng loạt vụ tai nạn giao thông làm nhiều người thương vong. Đáng nói, các vụ tai nạn này đều do “ma men” cầm lái.
Để người có nhu cầu thực sự “chạm tay” tới giấc mơ an cư lạc nghiệp!

Để người có nhu cầu thực sự “chạm tay” tới giấc mơ an cư lạc nghiệp!

Các gói để xuất mở rộng đối tượng vay gói tín dụng và giảm lãi suất được kỳ vọng sẽ giúp người có nhu cầu thực sự “chạm tay” đến với giấc mơ an cư lạc nghiệp!
Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được xã hội cũng như nghị trường Quốc hội bàn luận nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được tận gốc.
Ấn vàng triều Nguyễn hồi hương: Đoạn kết tuyệt đẹp của sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc

Ấn vàng triều Nguyễn hồi hương: Đoạn kết tuyệt đẹp của sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc

Ấn vàng triều Nguyễn “Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương về tới Việt Nam ngày 18/11 sau một năm phối hợp tích cực thực hiện các thoả thuận, thủ tục pháp lý.
Trương Mỹ Lan và ‘kỷ lục’ kinh khủng!

Trương Mỹ Lan và ‘kỷ lục’ kinh khủng!

Điều hành tập đoàn Vạn Thịnh Phát với hàng nghìn công ty, chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng từ ngân hàng, Trương Mỹ Lan kinh khủng thật!
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động