Hiểm họa khôn lường bởi “ma trận” thực phẩm chức năng giả

Trước “ma trận” thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, người tiêu dùng cần thận trọng để tránh tiền mất, tật mang.
Triệt phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giảm cân giả tại Hà Nội Bắc Giang: Khởi tố nữ tổng giám đốc liên quan đường dây thực phẩm chức năng giả

Hàng giả tràn lan, phát hiện xử lý nhiều vụ việc

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ việc quảng cáo, rao bán thực phẩm chức năng giả được cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Điểm chung của các đối tượng có hành vi vi phạm là lợi dụng tâm lý “có bệnh vái tứ phương” của người bệnh, để bán hàng giả kiếm lời. Không chỉ bán thực phẩm chức năng giả theo hình thức trực tiếp, nhiều đối tượng còn quảng cáo, giao dịch mua bán thông qua mạng xã hội.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được phản ánh trên mạng xã facebook có quảng cáo và bán sản phẩm THYROID MEDICATION, kèm theo Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm giả mạo, đồng thời có ghi sản phẩm thuộc nhóm điều trị tuyến giáp. Cục An toàn thực phẩm đã chuyển thông tin vụ việc đến Công an TP.HCM.

Trên cơ sở công văn trả lời của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận Tân Bình (TP.HCM), Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về việc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm THYROID MEDICATION nêu trên là giả mạo.

Hiểm họa khôn lường bởi “ma trận” thực phẩm chức năng giả
Lực lượng chức năng phát hiện, xử lý nhiều trường hợp buôn bán thực phẩm chức năng giả

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị, trong thời gian các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, để bảo đảm an toàn sức khoẻ thì người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm THYROID MEDICATION có thông tin nêu trong giấy xác nhận giả mạo. Trường hợp phát hiện sản phẩm có thông tin trên, thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để xử lý theo quy định.

Cũng liên quan đến tình trạng buôn bán thực phẩm chức năng giả, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam Lê Văn Hữu (SN 1997) và Trương Thị Thảo (SN 1998, cùng trú tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà ) về tội buôn bán hàng giả.

Trước đó, ngày 6/6, Công an quận Bắc Từ Liêm kiểm tra nam thanh niên đi xe máy chở 1 thùng các tông bên trong có 30 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe LADY. Qua lời khai ban đầu, nam thanh niên xưng là nhân viên giao hàng từ tòa nhà Time coffe, 117 Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Nghi vấn số hàng hóa trên là hàng giả, Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Đội quản lý thị trường số 24 huyện Hoài Đức, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra tầng 4 tòa nhà Time coffe. Kết quả, lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhãn hiệu LADY, Vinslim V3, Collagen Firming Sleeping Mark.

Hiểm họa khôn lường bởi “ma trận” thực phẩm chức năng giả
Nhiều thực phẩm chức năng giả "đội lốt" hàng thật đã tuồn ra thị trường

Những thực phẩm chức năng này được quảng cáo giúp ổn định nội tiết tố nữ, cải thiện sinh lý, ngoài ra còn góp phần phòng ngừa ung thư vú và cổ tử cung. Thời điểm kiểm tra, Lê Văn Hữu và Trương Thị Thảo không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Theo cơ quan điều tra, Lê Văn Hữu đã đặt mua các sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng về để bán, Trương Thị Thảo là người nhận hàng kiểm tra hàng, xuất bán và báo cáo lại cho Hữu, mặc dù biết là hàng giả, không có hóa đơn chứng từ nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục bán kiếm lời.

Nhằm qua mặt các cơ quan chức năng, Hữu đã thuê nhà có thang máy được kiểm soát bằng dấu vân tay để không cho người lạ vào và chỉ có người của Hữu kiểm soát. Các đối tượng này bán hàng chủ yếu qua livestream và mạng xã hội zalo... Sau khi bán hàng thành công, bọn chúng sẽ xóa toàn bộ dữ liệu để phi tang.

Có thể nói, tình trạng quảng cáo, rao bán thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng đang có diễn biến phức tạp. Dù cơ quan chức năng đã liên tiếp bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm, nhưng những vụ việc tương tự như trên vẫn cứ xảy ra. Điều này đặt ra bài toán cần các cơ quan quản lý đưa ra lời giải hữu hiệu nhất.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo để không mắc “bẫy”

Có thể thấy, các sản phẩm thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn đang âm thầm đến tay người tiêu dùng. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có những cảnh báo về tác hại khôn lường của thực phẩm chức năng giả, nhưng không ít người tiêu dùng vẫn bị “mắc bẫy”.

Và cũng không ít người đã “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi biết mình sử dụng thực phẩm chức năng giả. Tác dụng thì chưa thấy đâu, nhưng trước mắt là việc người tiêu dùng bị thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Trong một số vụ việc cho thấy, các đối tượng đã dùng thủ đoạn tinh vi, để “hô biến” thực phẩm chức năng giả thành “hàng xịn”. Hầu hết sản phẩm giả được các đầu nậu thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm bị làm giả thường là các loại thực phẩm chức năng đang có thương hiệu uy tín, nhất là sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ, người lớn tuổi... và sau đó được bán ra với giá nhiều khi còn cao hơn hàng thật.

Hiểm họa khôn lường bởi “ma trận” thực phẩm chức năng giả
Đối tượng Lê Văn Hữu và Trương Thị Thảo bị khởi tố về tội buôn bán hàng giả

Cũng có nhiều trường hợp để che giấu hành vi phạm tội, các đối tượng đã đưa hàng đến những địa điểm vắng vẻ, để dán thủ công lên chai, lọ và gắn nhãn mác của những thương hiệu nổi tiếng. Khi đã đeo mác sản phẩm chính hãng, các đối tượng tuồn hàng giả ra thị trường với giá chiết khấu rất cao.

Trên thực tế, nhiều người lầm tưởng thực phẩm chức năng như một loại “thần dược” có thể chữa bách bệnh. Cũng vì thế, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng việc này để bán hàng giả hoặc quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thuốc chữa bệnh. Khi đó, các cơ sở kinh doanh dễ dàng tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng về sản phẩm và thậm chí che giấu được việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để tránh bị “móc túi” vì tin vào quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, thậm chí là sử dụng hàng giả, người bệnh cần phân biệt và hiểu rõ giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Thuốc là để điều trị, chữa bệnh, bắt buộc bác sĩ phải kê đơn và bệnh nhân uống theo chỉ dẫn, còn thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khoẻ ở mức độ bình thường, không phải là thuốc...

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công an Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đang thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo liên quan đến việc bà Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn, không hóa đơn.
Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Website fucoidannano.com ngừng hoạt động sau phản ánh của Báo Công Thương, nhưng trách nhiệm về sai phạm quảng cáo và dấu hiệu trục lợi vẫn cần được làm rõ.
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc lấp hồ Đầm; Công ty Song Anh xâm phạm sở hữu trí tuệ; cửa hàng Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn.
Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Sau bài phản ánh nội dung quảng cáo sản phẩm Hikid, Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh đã có văn bản chính thức gửi Báo Công Thương để làm rõ thông tin.
Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Sau khi Báo Công Thương phản ánh, đơn vị phân phối Hikid tại Việt Nam bất ngờ có thông cáo thừa nhận sai sót gửi nhiều cơ quan báo chí
Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Những phát ngôn, chiêu trò quảng cáo thực phẩm của Nguyễn Hoàng Mai Ly có dấu hiệu liều lĩnh và nguy hiểm không kém Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.
Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Theo phản ánh, đơn vị thi công Trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) trong quá trình phá dỡ đã làm nứt một số nhà dân lân cận.
Thanh Hóa: Cải thiện

Thanh Hóa: Cải thiện 'bữa ăn thiếu chất' tại trường nội trú Quan Hóa

Sau lùm xùm 'bữa ăn thiếu chất' tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa (Thanh Hóa), bữa ăn của các học sinh tại đây đã được cải thiện.
‘Ăn Cùng Bà Tuyết

‘Ăn Cùng Bà Tuyết' lên tiếng sau phản ánh về sản phẩm chân gà chưa chín

Mới đây, sau những phản ánh về sản phẩm chân gà còn sống, thương hiệu 'Ăn Cùng Bà Tuyết' đã lên tiếng chính thức.
Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Sau phản ánh của Báo Công Thương, Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo làm rõ

Sau khi Báo Công Thương đặt câu hỏi về việc có hay không lợi ích nhóm trong quá trình phân phối sách ôn thi vào lớp 10, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo làm rõ.
Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường

Vòng xoáy bất chấp của Dưỡng Dướng Dường

Ngông cuồng, bất chấp dư luận và pháp luật, TikToker Dưỡng Dướng Dường giờ đã rơi thẳng vào vòng tố tụng hình sự vì phát ngôn sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 10/4: Phản ánh trang Chu Thanh Huyền, Nguyễn Hoàng Mai Ly sai phạm

Hộp thư bạn đọc ngày 10/4: Phản ánh trang Chu Thanh Huyền, Nguyễn Hoàng Mai Ly sai phạm

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được thông tin phản ánh liên quan đến các hot girl Chu Thanh Huyền, Nguyễn Hoàng Mai Ly và nhãn sữa Milo.
Hà Tĩnh: Hết hạn thuê đất, nhiều doanh nghiệp

Hà Tĩnh: Hết hạn thuê đất, nhiều doanh nghiệp 'chây ì' không chịu di dời tài sản

Nhiều doanh nghiệp ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) không chịu thực hiện di dời máy móc, thiết bị để trả lại đất cho nhà nước khi hết hạn thuê đất.
Đông Anh, Hà Nội: Trạm bê tông không phép

Đông Anh, Hà Nội: Trạm bê tông không phép 'mọc' trong Cụm công nghiệp Thụy Lâm

Cụm công nghiệp Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) được kỳ vọng phát triển theo hướng sạch, nay biến thành điểm ô nhiễm do xuất hiện hai trạm trộn bê tông trái phép.
Vi phạm trật tự xây dựng tại Hà Nội: Làm sai rồi xin - một kiểu lách luật?

Vi phạm trật tự xây dựng tại Hà Nội: Làm sai rồi xin - một kiểu lách luật?

Sai phạm trong xây dựng đô thị ở Hà Nội không còn là cá biệt, một số công trình đang được xử lý theo công thức: cứ sai trước, rồi xin điều chỉnh sau.
Thêm phiên bản Kera mang tên

Thêm phiên bản Kera mang tên 'sữa non Misure' chữa mất ngủ

Một “vở diễn” được dàn dựng chỉn chu: Diễn viên đọc kịch bản, công chúng nghe “lời ru”, còn giấc ngủ thì bị bán kèm… "sữa non Misure"
Phiên bản hơn cả kẹo Kera: Uống sữa Fucoidan Nano chữa được… ung thư!

Phiên bản hơn cả kẹo Kera: Uống sữa Fucoidan Nano chữa được… ung thư!

Nhiều quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Fucoidan Nano có thể chữa được ung thư, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, không khác gì vụ kẹo rau củ Kera.
Chân gà Bà Tuyết bị tố chưa chín, không đảm bảo an toàn thực phẩm

Chân gà Bà Tuyết bị tố chưa chín, không đảm bảo an toàn thực phẩm

Chân gà Bà Tuyết – món ăn vặt "hot" trên TikTok - bị khách hàng phản ánh chưa chín, sai nhãn mác, tiềm ẩn rủi ro an toàn thực phẩm.
Mobile VerionPhiên bản di động