Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu

Những tín hiệu gần đây từ các nước lớn cho thấy, cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng và phát triển vũ khí mới vẫn chưa có điểm dừng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: 15 nhà điêu khắc quy tụ khắc họa hình ảnh lực lượng vũ trang Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang

Mỹ dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang

Theo dữ liệu mới nhất từ Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2023 đạt mức đáng kinh ngạc 2.443 tỷ USD. Báo cáo thường niên được công bố gần đây của SIPRI có nhan đề “Xu hướng chi tiêu quân sự toàn cầu” kết luận đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng hằng năm cao nhất từ trước đến nay kể từ năm 2009 và thế giới chưa bao giờ lại chi nhiều tiền như vậy cho việc chuẩn bị quân sự.

Ông Nan Tian, chuyên gia của SIPRI, nhận định các quốc gia đang ưu tiên sức mạnh quân sự và đây là phản ứng trực tiếp trước sự đi xuống của hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột lớn ngoài dự tính khi các nước chạy đua vũ trang.

Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu
Theo Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm, tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2023 đạt mức đáng kinh ngạc 2.443 tỷ USD. Ảnh: Pixabay

Trên thực tế, một số quốc gia riêng lẻ từ lâu đã chi tới 2,3% tổng GDP chỉ để đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, số liệu chưa được kiểm chứng này đã vượt đáng kể mục tiêu mà NATO đặt ra là buộc các quốc gia thành viên phân bổ không dưới 2% GDP cho quốc phòng.

Con số 2.443 tỷ USD lớn đến mức khó có thể tưởng tượng được. Chỉ có 7 quốc gia trên thế giới có GDP danh nghĩa vượt quá 2.400 tỷ USD. Cần nói thêm rằng mức tăng trưởng trung bình của ngân sách quốc phòng năm 2023 cao hơn gấp đôi mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu (khoảng 3%). Nếu những động lực đó được duy trì thì đến giữa những năm 2030, tổng chi tiêu quốc phòng hằng năm trên toàn cầu có khả năng vượt quá 5.000 tỷ USD và đến giữa thế kỷ này - tổng cộng sẽ là 10.000 tỷ USD.

Không thể đoán được nền văn minh của chúng ta sẽ đạt được điều gì nếu tất cả các nguồn lực này được đầu tư vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các dự án không gian quy mô lớn hoặc tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư và các bệnh nguy hiểm khác..

Các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đang tìm kiếm nhiều lý do thuyết phục để nâng cao vị thế trong cuộc cạnh tranh quân sự toàn cầu. Như nhiều lần trong quá khứ, họ đang tích cực tham gia vào một trò chơi đổ lỗi bất tận với ý định hiển nhiên là áp đặt mọi trách nhiệm về cuộc chạy đua vũ trang lên các đối thủ địa chính trị. Tuy nhiên, những số liệu thống kê khô khan không có chỗ cho sự mơ hồ - Mỹ đã và đang tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang: ngân sách của Lầu Năm Góc đã đạt kỷ lục lịch sử là 916 tỷ USD vào năm 2023.

Trong khi NATO đã chi 1.341 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023, chiếm 55% chi tiêu toàn cầu và vượt đáng kể tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu tính cả ngân sách quốc phòng đang tăng nhanh của các quốc gia như Ukraine (64,8 tỷ USD), Nhật Bản (50,2 tỷ USD), Hàn Quốc (47,9 tỷ USD), Australia (32,3 tỷ USD) và chi tiêu quân sự của một số đồng minh nhỏ hơn của Mỹ, tổng ngân sách quân sự của phương Tây nhìn chung chiếm hơn 2/3 tổng ngân sách toàn cầu. Theo ước tính của SIPRI, tổng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc (296 tỷ USD) và Nga (109 tỷ USD) tương ứng với 16,5% tổng chi tiêu toàn cầu, chưa đến 1/4 chi tiêu của toàn phương Tây.

Ngay cả khi điều chỉnh hết sức có thể sự bất cân xứng về cơ cấu ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và các đối thủ địa chính trị chính của nước này, thì rõ ràng là việc lập kế hoạch ngân sách chi tiêu quốc phòng của Washington và các đồng minh vẫn không được thực hiện theo các nguyên tắc hợp lý và có tính răn đe tối thiểu. Nếu bất cứ điều gì đang cản trở sự tăng trưởng ngân sách quân sự ở phương Tây, thì đó không phải là những hạn chế về mặt chính trị mà là về mặt kinh tế - tình trạng thiếu lao động có trình độ đang gia tăng và các vấn đề mới phát sinh trong chuỗi cung ứng.

NATO chiếm gần 3/4 thị trường vũ khí thế giới

Có thể nhận thấy một xu hướng rõ ràng không kém trong hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu. Theo SIPRI, Mỹ đã bán số vũ khí trị giá 223 tỷ USD cho nước ngoài trong năm 2023, tăng 16% so với một năm trước đó. Đây là một xu hướng dài hạn - trong 5 năm qua, thị phần quân sự toàn cầu của Mỹ đã tăng từ 34 lên 42%. Xu hướng này được ghi nhận trong bối cảnh thị phần của Mỹ trong tổng xuất khẩu thế giới đang giảm dần và hiện chỉ chiếm hơn 8%. Như vậy, trong khi dần mất đi vai trò “công xưởng thế giới” vào tay Trung Quốc và các nước khác, Mỹ ngày càng định vị mình là bên cung cấp vũ khí chính của thế giới.

Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu
Mỹ đã và đang tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang. Ảnh: Pixabay

Số liệu thống kê của NATO cũng mang tính biểu tượng - thị phần của liên minh trong việc cung cấp vũ khí toàn cầu cho nước ngoài trong năm 2019-2023 tăng từ 62 lên 72%, tức là NATO chiếm gần 3/4 thị trường vũ khí thế giới. Pháp đã chứng minh mức tăng đặc biệt mạnh - 47% trong 5 năm. Ngoài việc cung cấp vũ khí thương mại, Mỹ và các nước NATO khác đang mở rộng mạnh mẽ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật - quân sự cho nhiều đối tác ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi. Hầu hết các dự báo đều cho rằng Washington và các đồng minh sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình trong việc trang bị vũ khí cho phần còn lại của thế giới, từ đó làm trầm trọng hơn nữa vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang.

Tình hình địa chính trị hiện nay không có lợi cho bất kỳ hành động tự kiềm chế nào trong lĩnh vực chi tiêu quân sự, chưa kể các sáng kiến giải trừ quân bị sâu rộng. Việc kiểm soát vũ khí chiến lược giữa Nga và Mỹ đã bị đóng băng hoàn toàn và có thể không bao giờ được khôi phục theo hình thức trước đây. Việc kiểm soát vũ khí thông thường ở châu Âu cũng không khá hơn - trong bầu không khí đối đầu quân sự giữa Nga và NATO, ngay cả ý tưởng về khả năng hạn chế lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự tại chiến trường châu Âu cũng giống như một trò đùa. Việc nói về triển vọng trong việc kiểm soát vũ khí ở Trung Đông hoặc Đông Bắc Á trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza và việc trao đổi các cuộc tấn công tên lửa giữa Israel và Iran sẽ bị coi là suy đoán vu vơ, nếu không muốn nói là phi lý.

Đánh giá của SIPRI đã liên hệ một cách đúng đắn sự bùng nổ quốc phòng đang diễn ra với các cuộc xung đột ở những nơi như Ukraine và Trung Đông, cũng như căng thẳng gia tăng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 2024 rất khó có thể trở thành một bước ngoặt mang tính quyết định giúp chuyển mũi nhọn của chính trị thế giới từ chiến tranh và khủng hoảng sang hòa bình hoặc ít nhất là giảm leo thang. Nhưng ngay cả khi ngày mai, bằng một phép màu nào đó, tất cả các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra hiện nay sẽ chấm dứt, thì cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu vẫn sẽ không dừng lại. Các chương trình mua sắm quân sự hiện đại có sức ì nội bộ rất lớn. Ví dụ, máy bay ném bom chiến lược nổi tiếng B-52 của Mỹ được thử nghiệm năm 1952, đưa vào sử dụng năm 1955 và theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ, có thể tiếp tục phục vụ cho đến năm 2064.

Ngoài ra, các tên lửa đạn đạo chiến lược, tàu ngầm tấn công và tàu sân bay đang được thiết kế ngày nay có thể sẽ được triển khai đầy đủ trong 15 đến 20 năm nữa và sẽ định hình bối cảnh chiến lược toàn cầu trong phần lớn nửa sau của thế kỷ 21. Một số hệ thống thành công nhất sẽ có thể tồn tại cho đến thế kỷ 22.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11: Nga ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm Ukraine, quyết ‘bóp nghẹt’ chiến trường Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11: Nga ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm Ukraine, quyết ‘bóp nghẹt’ chiến trường Donetsk

Nga điều 45.000 quân đến Kursk, ‘cắm cờ’ 42 cứ điểm; Donbass ‘vỡ trận’, Kiev cân nhắc rút lui khẩn cấp;... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine tối 7/11.
Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh

Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại' sau khi ông Donald Trump đắc cử

Trong bối cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm tới, Trung Quốc đã chuẩn bị cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại', nhưng vẫn mong muốn giữ 'hòa khí'.
‘Quái vật’ phun lửa của Nga liệu có ‘bất khả chiến bại’ trên chiến trường?

‘Quái vật’ phun lửa của Nga liệu có ‘bất khả chiến bại’ trên chiến trường?

Được cải tiến từ phiên bản ban đầu TOS-1 "Buratino" hệ thống TOS-1A Solntsepek trở thành một 'quái vật' phun lửa gây nhiều thiệt hại lớn cho các mục tiêu gần.
Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Bầu cử Mỹ 2024: Đã hoàn thành toàn bộ công tác kiểm phiếu

Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết, tất cả 50 tiểu bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc.
Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Cựu Thủ tướng Australia xóa bài đăng chỉ trích ông Donald Trump

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia, vừa tuyên bố rằng ông đã xóa một số bài đăng chỉ trích Tổng thống đắc cử Donald Trump, nhằm xóa bỏ mọi 'hiềm khích'.

Tin cùng chuyên mục

Nga kêu gọi NATO tự giải thể; Kiev sẽ buộc phải nhượng lại phần lớn lãnh thổ cho Moscow

Nga kêu gọi NATO tự giải thể; Kiev sẽ buộc phải nhượng lại phần lớn lãnh thổ cho Moscow

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma quốc gia Nga, Andrei Kartapolov cho rằng, NATO phải tự giải thể do gây hấn quá mức và thiếu triển vọng phát triển.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 7/11/2024: Cuộc xung đột Ukraine sắp tới hồi kết, khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và ép Nga, Ukraine đàm phán hòa bình?
Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk... là những nội dung chính có trong điểm tin nóng thế giới hôm nay ngày 7/11.
Mỹ

Mỹ 'rót' viện trợ khủng cho Ukraine trước khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Chính quyền Tổng thống Biden đang 'chạy nước rút' để chuyển giao khoản viện trợ quân sự 9 tỷ USD cho Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.
Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

Đòn chiến thuật mới từ việc Nga dùng biến thể tên lửa Kh-59

Nga đang triển khai các biện pháp công nghệ mới trong tên lửa bằng cách thay đầu dò radar phức tạp bằng mô hình giả cho tên lửa Kh-59.
18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Bước ngoặt lớn thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thu hút FDI

Nhằm mục tiêu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế để đáp ứng các cam kết của WTO.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tuyên bố

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris tuyên bố 'không bỏ cuộc'

Trong bài phát biểu thừa nhận chiến thắng của ông Trump, bà Harris đã tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh cho những lý tưởng chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà.
Chiến sự Nga-Ukraine 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/11/2024: Ranh giới đỏ cho ông Zelensky và ông Trump; hé lộ số quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine…
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 7/11: 30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga

30.000 lính Ukraine bỏ mạng ở Kursk; Kiev đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga...là những thông tin chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/11.
Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Châu Âu hậu chiến thắng của ông Donald Trump: Hai thái cực khó lường

Thông tin về chiến thắng của ông Donald Trump đã lan rộng ra khắp châu Âu, khiến một số nhà lãnh đạo bày tỏ sự vui mừng, nhưng cũng không ít người lo lắng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/11: Nga pháo kích kinh hoàng, quyết ‘triệt đường lui’ của Kiev ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/11: Nga pháo kích kinh hoàng, quyết ‘triệt đường lui’ của Kiev ở Kursk

Nga quyết ‘bẻ gãy răng rồng’ Ukraine ở Kursk; hơn 3.000 trận pháo kích diễn ra trong ngày... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukrainie tối 6/11.
Bầu cử Mỹ 2024: 5 điểm nhấn trong chiến thắng của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: 5 điểm nhấn trong chiến thắng của ông Trump

Cho dù đã biết tên của người chiến thắng cuộc bầu cử Mỹ năm 2024, vẫn có hàng loạt điểm đặc biệt đầy lôi cuốn hậu kì bầu cử kì lạ này.
Chuyên gia nói gì về tác động chiến thắng của ông Trump tới giá dầu

Chuyên gia nói gì về tác động chiến thắng của ông Trump tới giá dầu

Theo Giám đốc nghiên cứu của Viện Năng lượng và Tài chính, giá dầu thế giới sẽ còn biến động mạnh hơn khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ một lần nữa.
Ukraine

Ukraine 'cấp tốc' chuẩn bị chiến lược mới khi ông Donald Trump tái đắc cử

Trong bối cảnh ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, giới lãnh đạo Ukraine đang nhanh chóng chuẩn bị các chiến lược ứng phó mới.
Tổng thống Ukraine Zelensky gửi lời chúc mừng ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Tổng thống Ukraine Zelensky gửi lời chúc mừng ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Ngày 6/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gửi lời chúc mừng đầy thiện chí đến ông Donald Trump về chiến thắng trong cuộc đua bầu cử Mỹ năm 2024.
Những tuyên bố ‘gây sốc’ của ông Trump về chiến sự Nga-Ukraine

Những tuyên bố ‘gây sốc’ của ông Trump về chiến sự Nga-Ukraine

Ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố về Nga và Ukraine, đặc biệt là ông nói sẽ giải quyết xung đột càng sớm càng tốt.
Bầu cử Mỹ 2024: Phản ứng của lãnh đạo thế giới trước việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Phản ứng của lãnh đạo thế giới trước việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ

Với việc ông Trump tái đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới đã có những động thái chúc mừng.
Ông Donald Trump tuyên bố

Ông Donald Trump tuyên bố 'đại thắng' sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ?

Sau công bố chính thức của đài Fox News, ông Donald Trump đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024 của ông là 'vĩ đại' và 'chưa từng thấy trước đây'.
Phương Tây không đủ sức hỗ trợ Ukraine; Kiev sẽ sử dụng UAV mang vũ khí hóa học

Phương Tây không đủ sức hỗ trợ Ukraine; Kiev sẽ sử dụng UAV mang vũ khí hóa học

Tờ dikGAZETE của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, các nước phương Tây không còn đủ sức để hỗ trợ Ukraine.
Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Thương hiệu thời trang nào của Việt Nam lọt top 10 Đông Nam Á?

Campaign Asia vừa công bố Top 10 Thương hiệu thời trang hàng đầu Đông Nam Á năm 2024, trong đó Việt Tiến và Yody của Việt Nam đứng vị trí thứ 3 và thứ 7.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động