Thứ tư 30/04/2025 04:36

Hệ thống siêu thị Hà Nội: Chú trọng an toàn thực phẩm

Trước tình trạng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, bán tràn lan các chợ, thì siêu thị là nơi người tiêu dùng tìm đến vì tin tưởng về chất lượng sản phẩm. Song, để niềm tin của người tiêu dùng không bị “đánh cắp” các hệ thống siêu thị phải chú trọng hơn nữa đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chuỗi thực phẩm sạch bền vững trong siêu thị

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội hiện có 135 siêu thị và 24 trung tâm thương mại, phân bố chủ yếu ở các quận nội thành. Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - tuy mới chiếm một tỷ lệ khiêm tốn song kênh siêu thị có tác dụng dẫn dắt thị trường, nhất là về vấn đề chất lượng hàng hóa và vệ sinh ATTP, góp phần bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống siêu thị vẫn còn những tồn tại, có lúc, có nơi, có mặt hàng còn chưa đảm bảo chất lượng. Công tác kiểm tra các đơn vị cung ứng của các siêu thị chưa thực hiện tốt. Thiết bị bảo quản, dự trữ hàng nông sản thực phẩm chưa được chuẩn hóa… làm giảm chất lượng thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Đáng lo ngại hơn, đã từng có siêu thị nhập mặt hàng rau, củ, quả trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, dán tem “rau an toàn” để bán cho người tiêu dùng với giá cao. Thậm chí, từng có siêu thị bày bán sản phẩm nho xanh được quảng cáo xuất xứ từ Ninh Thuận nhưng lại dán cờ nước ngoài...

Những tồn tại trên khiến các siêu thị có nguy cơ mất dần niềm tin của người tiêu dùng. Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, để giữ được niềm tin của người tiêu dùng, từng siêu thị phải tự khắc phục là chính. Cần chú trọng chăm lo xây dựng thương hiệu, mà trước hết là vấn đề vệ sinh ATTP, chất lượng hàng hóa. Từng bước tiêu chuẩn hóa hệ thống siêu thị đạt mức chuẩn khu vực ASEAN và châu Á trong 5 - 10 năm tới.

Ngoài sự cố gắng của các doanh nghiệp, theo ông Phú, các cơ quan chức năng cũng phải đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, quyết liệt ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng thâm nhập vào thị trường. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản xuất, phân phối, bán lẻ thực phẩm sạch một cách bền vững.

Được biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác điều hành và quản lý thị trường.

Trước yêu cầu đòi hỏi vệ sinh ATTP ngày càng tăng, Hà Nội dự kiến đến năm 2030, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố sẽ chiếm tỷ trọng bán lẻ từ 30 - 35% tổng mức bán lẻ chung hàng năm.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

AIG: Nỗ lực nâng cao vị thế ngành nguyên liệu thực phẩm Việt Nam trên toàn cầu

Để Nghị định 15/2018/NĐ-CP tiếp tục là 'món quà' của doanh nghiệp

Tiền Giang: Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Siết kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán

Quảng Bình: Nâng cao công tác an toàn thực phẩm dịp Tết

Bắc Ninh sẽ kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Yêu cầu địa phương báo cáo vụ giá đỗ ‘bẩn’ trước 30/12

WinEco – Gắn kết nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Minh bạch nguồn gốc: Giải pháp then chốt cho một thị trường thực phẩm an toàn

Những "quả ngọt" kết tinh từ sản xuất sữa bền vững của FrieslandCampina Việt Nam

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương làm việc tại Hà Tĩnh về an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Ngành Công Thương Hà Nội đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

Thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn