Điểm danh những "dinh thự trên không" của giới siêu giàu trên thế giới và ở Việt Nam Giới siêu giàu Việt và cuộc chơi xa xỉ không dành cho số đông |
Báo cáo Thịnh vượng được công bố bởi công ty tư vấn Knight Frank đã hé lộ tiêu chuẩn để đứng vào hàng ngũ 1% những người giàu nhất thế giới.
Báo cáo năm nay cho thấy mặc dù nhóm 1% nghe rất sang chảnh, nhưng trên thực tế lại dễ đạt được hơn là danh hiệu người siêu giàu (ultra-high-net-worth-individual - UHNWI).
Số người siêu giàu ở Việt Nam là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên |
Tại khắp các thị trường Knight Frank thực hiện nghiên cứu khảo sát, giá trị tài sản cần có để lọt vào nhóm 1% thấp hơn nhiều so với mức 30 triệu USD, “ngưỡng cửa” của giới siêu giàu.
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Singapore là quốc gia dẫn đầu với giá trị tài sản yêu cầu trung bình 5,2 triệu USD. Đảo quốc này cũng rất thành công trong việc thu hút đầu tư từ giới nhà giàu Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Dù vậy, Hồng Kông vẫn là điểm đến hàng đầu cho giới thượng lưu từ Trung Quốc đại lục.
Tại Việt Nam, theo báo cáo, số người siêu giàu ở Việt Nam là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên được ước tính khoảng 752 vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm trước đó. Mức tăng này thấp hơn các nước láng giềng như Malaysia (4,3%), Indonesia (4,2%), và Singapore (4%), nhưng lại cao gấp ba lần Thái Lan với chỉ 0,8%. Dự kiến đến năm 2028, dân số siêu giàu Việt Nam sẽ đạt 978, tăng khoảng 30% so với năm 2023 và nằm trong top 5 châu Á-Thái Bình Dương, dẫn trước Hàn Quốc, Hồng Kông, và Singapore.
Bảng thống kê giới siêu giàu khu vực châu Á - Thái Bình Dương |
“Ấn bản mới nhất của Báo cáo Thịnh vượng cho thấy giới nhà giàu (HNWI) và siêu giàu (UHNWI) châu Á vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho đầu tư xa xỉ. Trên khắp châu lục, các đại gia, tài phiệt không ngừng ưu tiên mua sắm xa xỉ phẩm nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, cũng như khai thác tiềm năng lợi nhuận to lớn mà những hạng mục tài sản này mang lại”- ông Kevin Coppel, Giám đốc điều hành Knight Frank châu Á-Thái Bình Dương nhận định.
Được biết, theo báo cáo này, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về nhập khẩu giai đoạn 2018 – 2022 đối với đồ trang sức là 8%, xe hơi là 26%, rượu vang 6% và đồng hồ 8%.