Thứ ba 13/05/2025 20:09

Hấp dẫn du lịch Lâm Bình

Lâm Bình (Tuyên Quang) được thiên nhiên ban tặng cho hệ sinh thái đa dạng, với nhiều cảnh quan sơn thủy hữu tình, đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tạo sự hấp dẫn cho du khách.

Lâm Bình là một huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang với 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó phổ biến là dân tộc Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn… Các dân tộc nơi đây vẫn giữ nguyên nét văn hóa truyền thống vốn có, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục cho đến các tín ngưỡng dân gian, làn điệu dân ca, trò chơi và lễ hội truyền thống…

Bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo và hấp dẫn

Đến Lâm Bình, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, được du ngoạn trên hồ nước sinh thái, được ngắm những cánh rừng nguyên sinh xanh bạt ngàn được tô điểm thêm những ngọn núi cao chót vót… Tất cả đều góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo và thú vị đầy sức hút. Mỗi danh lam, thắng cảnh ở đây đều ẩn chứa trong mình vẻ đẹp của tự nhiên và chứa đựng những sự tích, huyền thoại mang đậm nét văn hóa của các dân tộc địa phương.

Du ngoạn trên thuyền- một trải nghiệm đầy thú vị

Có rất nhiều trải nghiệm thú vị khi tham gia chuyến đi Lâm Bình như đi bộ, xe đạp, xe máy chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên nơi đây hay tham gia phiên chợ vùng cao với nhiều trải nghiệm thú vị.

Đặc biệt, du ngoạn nơi đây bằng du thuyền trên hồ hay đi thuyền kayak ngắm cảnh là những hoạt động được yêu thích nhất hiện nay. Du khách sẽ được những cô gái Tày, Mông, Dao… xinh xắn làm hướng dẫn viên du lịch. Chu du trên hồ và được nghe tiếng hát then đầy ngọt ngào.

Chiêm ngưỡng thác Khuổi Nhi
Đi thuyền kayak ngắm cảnh
Trải nghiệm du lịch Lâm Bình
Du lịch cộng đồng Homestay tạo ấn tượng với du khách

Vào mùa lễ hội, du khách có thể tham gia hoạt động như lễ xuống đồng, hội tung còn, đánh yến, đẩy gậy, kéo co hay nghệ thuật múa khèn của người Mông. Lễ nhảy lửa huyền bí của người Pà Thẻn mang đến màn trình diễn kinh ngạc. Hay lễ giã cốm, làm bánh trứng kiến của dân tộc Tày trong không khí nhộn nhịp, tươi vui.

Múa khèn Mông
Lễ hội chọi dê

Với hướng phát triển loại hình du lịch cộng đồng (Homestay), đến với Lâm Bình, du khách có thể được trải nghiệm ngủ trong những ngôi nhà sàn trăm năm tuổi của đồng bào sân tộc Tày, những căn nhà gỗ của dân tộc Dao hay nhà trình tường của người Mông. Cùng với đó là tham gia vào không gian sinh hoạt văn hóa thường ngày của bà con như lên rừng hái rau, làm ruộng, ra suối bắt cá, chăn trâu…

Dệt thổ cẩm là một nét văn hóa lâu đờicủa dân tộc Tày Lâm Bình
Thêu tay của người Dao Đỏ
Sản phẩm thổ cẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống

Dệt thổ cẩm là một trong những sản phẩm đặc sắc khi đến các điểm du lịch Homestay. Tại đây du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quá trình dệt những tấm thổ cẩm. Nếu du khách muốn cũng có thể tự tay thêu, dệt những sản phẩm theo ý thích của mình. Các tấm thổ cẩm được thêu trang trí bằng các hoa văn rực rỡ sắc màu, có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của đồng bào nơi đây. Bên cạnh những sản phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống còn có những sản phẩm kết hợp giữa hoa văn truyền thống với kiểu dáng hiện đại như khăn quàng cổ, khăn trải bàn.

Du khách có thể thưởng thức không gian văn hóa tại Homestay

Du lịch Lâm Bình, du khách có thể thưởng thức các món ngon mang đậm nét văn hóa dân tộc nơi đây như: Thịt lợn bí, cá nướng, cá suối lam ống nứa, bánh trứng kiến, bún cổ truyền, ốc suối, rêu suối, thịt trâu treo gác bếp, thịt lợn chua, xôi ngũ sắc, rượu ngô men lá… Tất cả những món ăn này đều mang đậm hương vị vùng miền luôn chờ đón du khách đến khám phá trải nghiệm.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao