Hành trình đầy đam mê của những doanh nhân trên thế giới
Cảm hứng mãnh liệt về “Giấc mơ Mỹ”
Brandon Vallorani là ông chủ của Vallorani Estates, một thương hiệu kinh doanh các mặt hàng sang trọng như cà phê rang, rượu vang, dầu ô liu và xì gà tươi.
Vallorani sở hữu tài năng kinh doanh thiên bẩm, trong vòng 6 năm tại một tổ chức phi lợi nhuận, Brandon xây dựng những chiến lược giúp tăng lượng truy cập trực tuyến lên tới 151%, mở rộng gấp đôi mạng lưới đài phát thanh và tăng doanh thu của công ty lên 700%.
Năm 2007, Brandon thành lập Liberty Alliance, đưa nó trở thành tập đoàn truyền thông đã 5 năm liên tiếp lọt vào danh sách 5.000 công ty tăng trưởng nhanh nhất, mặc dù xuất phát điểm chỉ là một mạng lưới các trang web tin tức.
Vào năm 2017, Vallorani đã bán Liberty Alliance và tập trung vào đứa con khác mang tên Romulus Marketing. Ông cũng tạo ra một đơn vị tư vấn xây dựng thương hiệu cá nhân và phong cách sống mang tên Vallorani Estates.
Với phong cách ấn tượng của mình, khi Brandon Vallorani ra mắt cuốn sách “The Wolves và Mandolin” (Sói già và chiếc đàn Mandolin: Tổ chức một cuộc sống tự do trong một thế giới khắc nghiệt) vào đầu năm nay, những người hâm mộ đã vô cùng hứng khởi và gọi nó là cuốn sách truyền cảm hứng mãnh liệt về “Giấc mơ Mỹ”.
Đó là một câu chuyện kể về xuất phát điểm khiêm tốn của gia đình Vallorani ở Ý, sau đó họ di cư đến Mỹ và trải qua những điều xứng đáng được gọi là “truyền thuyết”, rồi cuối cùng, Brandon đã thành công trên đất nước này với tư cách là một doanh nhân. Qua câu chuyện, ông thể hiện triết lý kinh doanh và quản lý, đồng thời vẽ ra một con đường để tạo ra những thương hiệu cao cấp của mình.
Những điều doanh nhân phải đối mặt khi điều hành doanh nghiệp
Xuất thân là một chuyên viên kế toán kiểm toán từng làm việc tại KPMG, Katz, Sapper & Miller ở Indianapolis, Brent Tilson bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng vào năm 1992 bằng một công ty kế toán chuyên về bất động sản, sản xuất và bán lẻ, với số vốn vay từ ngân hàng nhờ thế chấp căn nhà của 2 vợ chồng.
Ba năm sau, một cuộc trò chuyện đã châm ngòi cho ý tưởng đưa Tilson trở thành ông chủ của công ty nhân sự trị giá hàng triệu đô la như ngày nay. Một khách hàng hỏi liệu Tilson có thể xử lý chế độ lương cho hàng trăm khách hàng trị liệu vật lý của anh ta không.
Tháng 4/2018, Brent Tilson cho ra đời cuốn sách “Đi chậm để lớn nhanh” được xuất bản bởi ForbesBooks. Trong cuốn sách này, Tilson cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy những gì họ phải đối mặt khi điều hành doanh nghiệp trong chu kỳ phát triển theo đường cong hình chữ S.
Brent Tilson cho rằng, một doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhanh chóng trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó. Sự không phù hợp mở rộng giữa quy mô và tổ chức có thể giết chết một doanh nghiệp tốt. Các nhà lãnh đạo thành công có thể tránh được số phận này bằng cách đi chậm, theo dõi sự điều hành của họ thông qua các chỉ số chính.
“Điều quan trọng là để đi chậm và thực sự hiểu được tình hình hiện tại của doanh nghiệp thì bạn phải thực hiện các thay đổi, điều chỉnh và cải tiến để chuẩn bị cho tương lai ― và sẵn sàng phát triển nhanh” – Tilson nói.
Phương thức quản trị doanh nghiệp thời hội nhập toàn cầu
Từ chối lời đề nghị mua lại Tân Hiệp Phát với trị giá 2,5 tỷ USD từ một Công ty vào năm 2012 là một trong những câu chuyện ấn tượng được đề cập trong cuốn sách Compeing with Giants. Đây cũng là lần đầu tiên chi tiết về cuộc đàm phán này được tiết lộ cùng với những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh, cũng như cách làm thế nào để một doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sử dụng thế mạnh của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh toàn cầu.
Cuốn sách không chỉ là câu chuyện thực tế về một công ty tại Việt Nam, mà còn là nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, từ khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Đây cũng là câu chuyện về phương thức quản trị doanh nghiệp thời hội nhập toàn cầu, về kinh nghiệm cạnh tranh giữa doanh nghiệp bản địa với các công ty đa quốc gia, về phương châm hành động “Không gì là không thể”, dám ước mơ lớn và hành động mỗi ngày để đạt ước mơ đó.
Trần Uyên Phương là nữ doanh nhân thế hệ thứ 2 ở châu Á. Thông qua cuốn sách, Trần Uyên Phương muốn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: Phương Đông và phương Tây có thể học hỏi lẫn nhau và khi các công ty nhỏ kết hợp kiến thức bản địa của mình cùng với những ý tưởng kinh doanh quốc tế, họ có thể nắm chắc cơ nghiệp của mình và thậm chí còn vượt trội hơn các tập đoàn đa quốc gia.