Hàng loạt doanh nghiệp "xù" hợp đồng cung cấp dự trữ gạo: Chuyên gia nói gì?

Theo ghi nhận tại nhiều địa phương, thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp đã bỏ thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia, nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt.
Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Khởi sắc ngay từ đầu năm Nhiều doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ được miễn thuế

Hàng loạt doanh nghiệp "xù thầu" gạo

Vừa qua, theo ghi nhận tại nhiều địa phương, hàng loạt doanh nghiệp đã bỏ thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia. Cụ thể, trong năm 2023, một doanh nghiệp đã bỏ thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia, thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa.

Theo đại diện lãnh đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa cho biết, theo kế hoạch năm 2023 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa dự trữ 16.000 tấn gạo.

Đến tháng 8/2023, đơn vị nhập được 10.000 tấn, thiếu 6.000 tấn. Có 1 đơn vị - là Công ty Phát Tài - trúng thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia 2023, tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa đã bỏ thầu dịp tháng 10/2023. Lý do đơn vị này bỏ thầu do tình hình giá gạo thế giới và trong nước tăng cao.

“Đến hiện tại, đơn vị đang chuẩn bị cho việc đấu thầu lại để nhập vào kế hoạch 2024” - đại diện Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa thông tin.

Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa không xuất cấp gạo cho tỉnh Thanh Hóa cũng như các tỉnh khác. Chỉ có 15.000 tấn do các cục khác (thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước) xuất cấp. Do đó, nguồn dự trữ gạo vẫn đảm bảo theo yêu cầu.

Hàng loạt doanh nghiệp "xù" hợp đồng cung cấp dự trữ gạo: Chuyên gia nói gì?
Theo ghi nhận tại nhiều địa phương, thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp đã bỏ thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia, nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt

Tương tự, trong năm 2023, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh được giao thu mua 18 nghìn tấn gạo. Toàn bộ công tác đấu thầu được thực hiện qua mạng đấu thầu quốc gia, đúng quy trình. Có một số nhà thầu nộp hồ sơ, được chấm thầu và công bố trúng thầu gói cung cấp gạo. Tuy nhiên sau khi công bố kết quả trúng thầu, một số nhà thầu đã "bỏ chạy", chấp nhận mất tiền đặt cọc (5% tổng giá trị gói thầu) mà không thực hiện việc cung cấp gạo cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh theo nội dung tham gia đấu thầu.

Được biết, do giá gạo lúc đó tăng hơn vài nghìn đồng/kg so với giá gạo đã công bố trúng thầu. Do đó nhà thầu không thể đáp ứng được, họ chấp nhận mất tiền cọc. Đây cũng là lý do năm 2023, đơn vị chỉ thu mua được 40% số gạo trên tổng số gạo được giao chỉ tiêu dự trữ.

Mới đây, Hà Nội cũng đã thông báo danh sách nhiều nhà thầu "bỏ chạy" sau khi trúng các gói thầu dự trữ gạo quốc gia. Theo thông tin công bố của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội, năm 2023 có 4 doanh nghiệp bị xử phạt do "bỏ chạy" không thực hiện hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia.

Và đặc biệt, năm 2023 không phải lần đầu tiên Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội xử phạt các doanh nghiệp "xù thầu" gạo. Trước đó, Cục Dự trữ khu vực Hà Nội đã điểm danh 5 doanh nghiệp “bỏ chạy” không cung cấp gạo dự trữ quốc gia.

Theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội đã thu tiền bảo đảm dự thầu của các nhà thầu vi phạm và nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền đã thu. Tổng cộng số tiền là hơn 1,3 tỷ đồng.

Dấu hỏi về chế tài xử lý?

Liên quan đến việc các nhà thầu “bỏ chạy” sau khi trúng thầu, ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia, trước đó, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã lên tiếng về vấn đề này.

Đại diện Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ (Tổng cục Dự trữ Nhà nước - Bộ Tài chính) cho biết, trong năm 2023, các cục dự trữ nhà nước tiếp tục thực hiện đánh giá uy tín nhà thầu trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu mua gạo dự trữ quốc gia.

“Việc đánh giá uy tín nhà thầu không phải là “loại nhà thầu” mà để đảm bảo sự công bằng cho tất cả các nhà thầu tham dự thầu (nhà thầu có uy tín cao hơn thì sẽ được chấm điểm cao hơn và ngược lại), tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu trong đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia và các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực sẽ lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất, đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và hồ sơ mời thầu (đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu kỹ thuật và giá dự thầu)" - đại diện Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ thông tin.

Tuy nhiên, thực tế đặt ra, nhà thầu có vết "xù thầu" hiện vẫn không bị cấm thầu mà chỉ bị trừ điểm uy tín.

Theo các chuyên gia, việc các doanh nghiệp "xù" thầu gạo dự trữ quốc gia đặt ra một dấu hỏi về chế tài xử lý. Nhiều doanh nghiệp "xù thầu" gạo dự trữ quốc gia, nhưng các doanh nghiệp này chỉ bị phạt tiền mà không có doanh nghiệp nào bị cấm thầu.

Thời điểm năm 2020, ngoài phạt tiền, Bộ Tài chính từng đề xuất cấm tham gia hoạt động đấu thầu cung cấp hàng dự trữ quốc gia với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện một phần hợp đồng cung cấp hàng dự trữ quốc gia.

Như vậy, với chế tài xử phạt tiền mà không cấm thầu như hiện nay khó chấm dứt được tình trạng các doanh nghiệp cung cấp gạo dự trữ quốc gia "xù thầu", ảnh hưởng đến mục tiêu dự trữ lương thực quốc gia. Bởi hiện tượng này từng và đang xảy ra ở nhiều nơi, trong nhiều thời gian khác nhau.

Theo các chuyên gia, sau khi trúng thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia, nhiều nhà thầu đã từ chối thực hiện hợp đồng cung cấp gạo, chấp nhận vi phạm Luật Đấu thầu và bị phạt số tiền hàng trăm triệu đồng. Việc bỏ thầu của doanh nghiệp làm dấy lên lo ngại "lời ăn, lỗ bỏ", tạo tiền lệ xấu, khi lúa gạo còn là vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Theo đó, cần nhìn nhận vụ việc trên hai khía cạnh là quản lý Nhà nước và trách nhiệm, đạo đức doanh nghiệp với Tổ quốc. Bởi thực tế, vì lợi nhuận nên những doanh nghiệp này bỏ cọc. Mức phạt hiện nay có thể còn quá thấp khiến doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt, bỏ thầu. Về phía quản lý Nhà nước cần làm chặt chẽ hơn, hoàn thiện khung pháp lý để doanh nghiệp không bỏ thầu, nhất là tham gia đấu thầu mua gạo phục vụ nhiệm vụ dự trữ lương thực cho quốc gia.

Chia sẻ về vấn đề này, luật sư Trần Xuân Tiền - Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho hay: Dự trữ quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh. Để siết chặt vấn đề này thông qua pháp lý tương đối khó khăn. Chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường, mọi vấn đề được giải quyết theo quy luật thị trường. Ở đó, chúng ta rất khó can thiệp hành chính, pháp luật. Đây là bài học kinh nghiệm để cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp có phương pháp để giải quyết bài toán trong lúc giá cả biến động mạnh. Chúng ta cần có những giải pháp mang tính kỹ thuật, không thể trông chờ vào hành chính pháp luật vì nhà thầu họ đã chấp nhận mất tiền. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần gắn trách nhiệm, đạo đức trong quá trình hoạt động, tránh vi phạm pháp luật.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng và thực hiện biện pháp kiểm soát chênh lệch giá.
Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Công ty CP Phú Thọ Land vừa huy động thành công 950 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với lãi suất cố định 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng.
Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 1/1/2025, thời điểm bắt buộc các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học.
VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

VnDirect nhận định nhu cầu tín dụng cao sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng, nhưng mức lãi suất được dự đoán sẽ tăng một cách kiểm soát.
Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Theo T.S Cấn Văn Lực, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu cơ hội, thách thức đối với xuất nhập khẩu trong bối cảnh ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đầu tư đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ nhất khu vực châu Á.
Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Kể từ 24/12, chủ thẻ Nam A Bank chỉ cần sử dụng điện thoại có kết nối internet để thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần thẻ vật lý.
Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

VietinBank vinh dự được Tạp chí uy tín tại Anh - Global Banking & Finance Review trao tặng 02 giải thưởng cho hoạt động bán lẻ.
Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Một năm qua, cổ phiếu CTC của Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên không xuất hiện bất cứ giao dịch nào và đang dừng ở mức giá 1.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Với trợ lực từ chính sách, giá mục tiêu của cổ phiếu HHV trong năm 2025 được kỳ vọng đạt 15.000 đồng/cổ phiếu, mở ra cơ hội đầu tư lớn cho nhà đầu tư.
Sang tuần, UPCoM đón thêm

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Điểm hạn chế của doanh nghiệp hóa chất 45 năm tuổi này khi tiến hành lên sàn chứng khoán là kết quả kinh doanh khá thiếu tích cực trong năm gần đây.
Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Theo TS. Lương Văn Khôi – Phó Viện trưởng CIEM, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

Đây là nội dung hội thảo “Thuế và nền tài chính lành mạnh cho sự phát triển bền vững" do Tổng cục Thuế và Báo Lao Động tổ chức chiều 18/12/2024, tại Hà Nội.
LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) công bố quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cấp cao vào Ban điều hành.

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

Tổng thống đắc cử Donald Trump và CEO Tập đoàn SoftBank Masayoshi Son đã công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ trong 4 năm tới.
F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Ngày 16/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội và F88 ký kết hợp tác toàn diện, hỗ trợ khách hàng cập nhật sinh trắc học tại hơn 850 điểm giao dịch của F88.
Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Chứng khoán Bảo Việt đã được vinh danh nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế tiên phong và sự phát triển mạnh mẽ trong ngành tài chính - chứng khoán.
Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là quyết sách chính trị lớn; tạo nguồn lực mới, 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế.
D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 - D2D đang tập trung tìm kiếm, kiến tạo các dự án triển vọng, cố xua tan sự ảm đạm, thiếu vắng triển vọng tăng trưởng.
VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Tiếp nối Thái Lan, Lào trở thành điểm đến tiếp theo của dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới do VietinBank tiên phong triển khai.

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

BAC A BANK chính thức ra mắt ứng dụng Mobile Banking phiên bản mới với nhiều cải tiến về giao diện và tính năng, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng
Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất chip, chất bán dẫn…
Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu.
Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông sẽ được DIC Corp bơm vào 2 dự án trọng điểm là Khu phức hợp Cap Saint Jacques và Khu dân cư thương mại Vị Thanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động