Hàn Quốc đã phát triển ngành điện tử tiêu dùng như thế nào?

Liên tục đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu phát triển, Hàn Quốc đã định vị mình trong tốp những nước có ngành điện tử tiêu dùng phát triển nhất trên thế giới…

Hàn Quốc đã có được vị trí quan trọng trên bản đồ ngành điện tử giá trị cao trên thế giới nhờ vào đầu tư liên tục cho R&D và đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Hiện nay, thế mạnh của Hàn Quốc là các thiết bị điện thoại thông minh, bảng hiển thị, chip, bộ nhớ, vi mạch… Thực tế, Hàn Quốc đã đưa ngành điện tử và công nghệ thông tin trở thành động lực chính cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu.

han quoc da phat trien nganh dien tu tieu dung nhu the nao

Theo Báo cáo của Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc, ngành công nghiệp điện tử của nước này đạt giá trị 121,7 tỷ USD trong năm 2017, tăng 10,3% so với năm trước, đưa nước này lên vị trí nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ, chiếm 6,8% sản lượng toàn cầu.

Ba nhóm sản phẩm chính của ngành điện tử Hàn Quốc là chất bán dẫn, bảng hiển thị và điện thoại di động, bao gồm cả thành phẩm, các bộ phận và linh kiện. Xuất khẩu ba mặt hàng này chiếm hơn hai phần ba tổng số hàng xuất khẩu công nghệ thông tin (CNTT) của Hàn Quốc mỗi năm. Các thị trường xuất khẩu chính gồm có Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 50%.

Ở thị trường trong nước, mặt bằng thu nhập tăng cao cộng với trình độ công nghệ của người tiêu dùng và sở thích của họ đối với các mô hình nhà ở thông minh và văn phòng hiện đại thế hệ mới đang thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Hàn Quốc, như ti vi, tủ lạnh, điều hòa thông minh…

Điện tử gia dụng chiếm khoảng 67,3% thị phần toàn bộ ngành điện tử của Hàn Quốc, tập trung chủ yếu vào nhóm dân số thu nhập trung bình và cao. Hãng nghiên cứu Goldstein Research dự báo ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Hàn Quốc sẽ đạt 15,3 tỷ USD vào năm 2024, tăng trưởng hàng năm đạt 7,6% trong giai đoạn 2017 - 2025.

Các sản phẩm công nghiệp điện tử tiêu dùng Hàn Quốc có thế mạnh gồm có: Sản phẩm hình ảnh và âm thanh; vô tuyến; máy tính xách tay; thiết bị gia dụng chính như: Điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát; thiết bị gia dụng nhỏ, máy chế biến thực phẩm, lò vi sóng, bàn là. Trong đó, chiếm thị phần lớn nhất là các thiết bị truyền hình, tiếp theo là hàng điện lạnh. Hàn Quốc đã rất thành công trong các chính sách hỗ trợ phát triển các công ty toàn cầu như: Samsung Electronics, LG Electronics, để cạnh tranh với các công ty toàn cầu của phương Tây và Nhật Bản. LG Electronics đã tạo ra Homechat, một ứng dụng hỗ trợ người dùng giám sát các thiết bị gia dụng của họ như tủ lạnh, bếp, máy giặt và vật dụng khác, bất cứ nơi nào thông qua điện thoại thông minh của họ. Các sản phẩm này được giới thiệu đầu tiên ở Hàn Quốc và sau đó phân phối đến các quốc gia khác. Với văn hóa tiêu dùng hiện đại, Hàn Quốc trở thành thị trường lý tưởng cho việc thử nghiệm và ra mắt các sản phẩm mới.

Tuy nhiên, thị trường các thiết bị điện tử tiêu dùng ngày càng cạnh tranh, đặc biệt là nhóm thiết bị điện tử thông minh khiến giá sản phẩm và lợi nhuận đang giảm nhanh, đặc biệt là đối với các sản phẩm phiên bản cũ. Do đó, nhiều nhà sản xuất Hàn Quốc đang tìm kiếm công nghệ mới và đa dạng hóa sản phẩm. Chẳng hạn, Samsung Electronics đang phát triển một số thiết bị y tế, như các công cụ chẩn đoán điện tử thông minh.

Gần đây xu hướng bao gồm thực tế ảo (VR) trong sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng là một lợi thế bổ sung cho Hàn Quốc bằng cách đạt được hiệu quả sản xuất và chi phí thấp. Hơn nữa, các ứng dụng chơi game và giải trí của các sản phẩm đã thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng nước này.

Trong những năm gần đây, đột phá trong phát triển các thiết bị điện tử đã trở thành một trong những trọng tâm của các chính sách xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn Quốc và nhằm kết nối các ngành mà nước này có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Ví dụ các ngành công nghiệp ô tô, máy móc và xây dựng đều cần sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị điện tử và đặc biệt là ngành công nghiệp robot đang ở giai đoạn đầu phát triển ở nước này. Do đó, Hàn Quốc ưu tiên cho các hoạt động chuyển giao công nghệ và R & D từ nước ngoài để tạo lực đẩy cho ngành sản xuất các thiết bị điện tử của mình trong giai đoạn chạy đua nước rút với Nhật Bản và thậm chí là Trung Quốc.

Hàn Quốc cung cấp các điều kiện tốt cho các công ty công nghệ nước ngoài về dịch vụ gia công, nghiên cứu và phát triển (R&D) và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến CNTT, như điện toán đám mây. Ví dụ, IBM Korea đã thành lập Trung tâm điện toán đám mây tại Seoul vài năm trước, cung cấp các giải pháp tích hợp và công nghệ tùy chỉnh cho một loạt các ngành công nghiệp như tài chính và viễn thông, cũng như các cơ quan chính phủ.

Với sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến và đổi mới trong một loạt các ngành công nghiệp, chủ sở hữu IP Hàn Quốc đã cố gắng mở rộng thị trường nước ngoài của họ trong những năm gần đây.

Ngoài ra, để tạo ra ưu thế vượt trội trong ngành công nghiệp điện tử, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) với mục tiêu đứng trong tốp đầu thế giới về AI vào năm 2022. Các cơ quan chính phủ Hàn Quốc và các công ty công nghệ lớn đã cam kết đầu tư quy mô lớn tương tự vào ngành công nghiệp AI của họ.

Những nỗ lực không ngừng trong nhiều năm đã giúp Hàn Quốc được biết đến trên toàn thế giới với ngành công nghiệp bán dẫn và công nghiệp hỗ trợ điện tử mạnh, cũng như công nghệ robot công nghiệp. Các tập đoàn điện tử hàng đầu của họ như: Samsung, LG và Huyndai đều đã có các kế hoạch đầu tư phát triển hơn nữa công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc biệt là không chỉ trên lãnh thổ Hàn Quốc mà ở những nước có các dự án FDI của họ trong ngành điện tử, ví dụ như Việt Nam.

Bảo Khánh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang: Kết nối, tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức đã thu hút gần 30 đơn vị tham dự.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang phục hồi

Mặc dù xây dựng sụt giảm, nhưng không làm giảm kỳ vọng về sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong quý I/2024,nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Nhà máy có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sắp được khởi công tại HANSSIP

Dự kiến, sau quý II/2024, Nhà máy INVENTEC Việt Nam với vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được khởi công tại HANSSIP, tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Hơn 300 doanh nghiệp tham dự VGMF2024: Cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng

Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/3, thu hút hơn 600 người tham dự.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Airbus với các đối tác của Việt Nam

Phó Thủ tướng cho rằng, Airbus có thể tham gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp hàng không, sản xuất linh kiện...
Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

Intel đề xuất giải pháp gì để phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?

3 đề xuất của đại diện Intel Việt Nam với Thủ tướng về việc phát triển công nghiệp bán dẫn đã thu hút sự chú ý tại hội nghị mới đây ở Hà Nội.
igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

igus® đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp 4.0 bền vững

Ứng dụng igusGO của igus® dựa trên AI chỉ cần thao tác trong vài giây giúp hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 và sản xuất trung hòa CO2.
Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Hà Nội: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô

Đến nay, Hà Nội đã có 229 sản phẩm đạt danh hiệu công nghiệp chủ lực. Thành phố sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp ưu tiên phát triển sản phẩm có thế mạnh.
Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Ngành công nghiệp ô tô: Tăng tỉ lệ nội địa hoá, đẩy mạnh liên kết

Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các DN trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những DN đầu tàu.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh: Nhiều chính sách thiết thực thu hút vốn FDI

Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ… tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI lớn.
Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Tạo đà cho công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ phát triển

Từ ngày 16 - 19/5/2024 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 20 về công nghiệp ô tô, xe máy, xe điện và công nghiệp hỗ trợ (Autotech & Accessories 2024).
Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Tại trụ sở Viện Nghiên cứu Cơ khí vừa diễn ra buổi làm việc giữa các đơn vị Việt Nam với các đối tác Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác cung cấp linh kiện thiết bị.
“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

“Tin vui” liên tục cho ngành công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn Việt Nam

Quý III/2023, ngành công nghiệp điện tử và vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đã liên tục nhận được những tin vui về sự phát triển và triển khai dự án quan trọng.
Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút đầu tư

Hưng Yên đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ.
VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Ấn Độ

VinFast Auto vừa công bố tổ chức Lễ động thổ Dự án cơ sở sản xuất xe điện tích hợp tại TP. Thoothukudi, bang Tamil Nadu (Ấn Độ) vào ngày 25/02.
Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản “bắt tay” phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong Đông Nam Á, Việt Nam là nơi đầu tư an toàn. Việc hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội “cất cánh”.
Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô

Các nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp ngoài hệ thống của Toyota trong 4 năm qua thể hiện cam kết mạnh mẽ của hãng xe Nhật Bản.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Tăng kết nối, thêm thông tin mở rộng thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Tăng kết nối, thêm thông tin mở rộng thị trường

Ngoài mong muốn được hỗ trợ về cơ chế, chính sách, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang rất cần cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin về nhu cầu thị trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động