Hạn chế thừa cân béo phì ở trẻ thành thị: Dinh dưỡng cân bằng và vận động đầy đủ

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam vẫn tiếp tục có các bất cập tồn tại trong dinh dưỡng và hoạt động thể lực ở trẻ thuộc các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt ở khu vực thành thị. Đáng chú ý, nhóm trẻ thừa cân béo phì (TCBP) tiếp tục có xu hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng và chất đạm (protein) và hoạt động thể lực của nhóm này đối nghịch với mức dung nạp năng lượng vào cơ thể.
Cảnh báo về đồ ăn đường phố và lối sống "ì ạch" ở trẻ

Mới đây, nghiên cứu "Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở một số tỉnh, thành Việt Nam" do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện đã khảo sát tần suất và thói quen tiêu thụ thực phẩm của học sinh từ cấp tiểu học tới trung học phổ thông ở cả thành thị và nông thôn.

han che thua can beo phi o tre thanh thi dinh duong can bang va van dong day du
Cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối,

Theo nghiên cứu này, ngoài những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất như ngũ cốc tinh bột, rau củ, quả, trẻ có xu hướng sử dụng các loại thực phẩm có chứa đường trên đường phố (như nước mía, nước đá bào siro, trà sữa...)…

Đáng chú ý, học sinh TCBP có xu hướng sử dụng hầu hết các nhóm lương thực, thực phẩm ở mức cao hơn so với nhóm học sinh không TCBP, nhưng lại có xu hướng tiêu thụ hoa quả và thực phẩm có đường ít hơn nhóm không TCBP.

Hoạt động thể lực kém cũng là vấn đề lớn khiến tình trạng TCBP tăng nhanh ở trẻ em trong độ tuổi học đường. Nhìn chung đa số trẻ em Việt Nam ở độ tuổi học đường có hoạt động thể lực kém, thể hiện qua thời gian tĩnh trong ngày với 84,6% và 85,1% trẻ có thời gian tĩnh trên 2 giờ trong một ngày. Thời gian ngồi màn hình, bao gồm cả màn hình máy tính, ti vi, điện thoại,... có xu hướng tăng dần theo cấp học và ngày nghỉ thì nhiều hơn ngày thường. Trong đó, thời gian ngồi màn hình ngày nghỉ là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc TCBP ở học sinh THCS lên 1,154 lần và ở học sinh tiểu học là 1,162 lần.

Cần các biện pháp can thiệp hiệu quả

Việc điều trị TCBP là một quá trình khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng của bản thân trẻ cộng với sự hỗ trợ sát sao từ gia đình (động viên, tạo điều kiện, tránh la rầy, cấm đoán...). Do cơ thể trẻ đang phát triển nên cha mẹ lưu ý không giảm cân tùy tiện cho con, mà chỉ nên giúp trẻ giảm bớt tốc độ tăng cân hay giữ không tăng thêm cân mà vẫn tiếp tục tăng chiều cao tốt theo tuổi.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý không cắt giảm đột ngột việc ăn uống của trẻ, mà nên giảm cung cấp các thực phẩm có năng lượng rỗng, nghèo dinh dưỡng. Chế độ ăn cần tăng cường sử dụng rau quả, chất xơ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Bên cạnh đó, một số biện pháp can thiệp khác như tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ cũng rất quan trọng.

TS. Từ Ngữ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam - chia sẻ: "Rất nhiều người quan điểm dinh dưỡng quyết định toàn bộ, như vậy là sai. Theo tôi dinh dưỡng chỉ có giá trị 30-32%. Trong các giải pháp để giảm trẻ TCBP thì dinh dưỡng và vận động là hai giải pháp có thể can thiệp và tác động rõ rệt".

Gia đình, nhà trường, các ban, ngành cần tạo điều kiện cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày cho trẻ.

Trẻ TCBP nên tham gia các trò chơi vận động với cường độ thay đổi từ trung bình đến cao như: đá bóng, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, nhảy dây góp phần tiêu mỡ hạn chế tăng cân. Lưu ý, phụ huynh nên cho trẻ vận động bằng cách chơi cùng trẻ thì vận động sẽ hiệu quả hơn.

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cũng khuyến nghị cần tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống TCBP, sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm, kiểm soát cân nặng; cần định hướng các chương trình can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng nông thôn và phòng chống TCBP cho trẻ em ở khu vực thành thị.
Hoa Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Việt Nam ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người có thể tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn bệnh viện, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền...
Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Ngành y tế Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn quan trọng khi hoàn thành đồng thời hai ca ghép thận từ một người hiến tạng chết não.
Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Tháp điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xem xét tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến bữa ăn.
Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Không tiêm phòng sau khi bị chó lạ cắn, một thanh niên ở Hòa Bình đã tử vong vì bệnh dại. Ngành y tế địa phương phát cảnh báo đến người dân về vấn đề này.

Tin cùng chuyên mục

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 3.700 ca nghi sởi, tăng hơn 300 lần so với cùng kỳ năm 2024 (11 ca).
5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, 5 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng sởi cao nhất là Bắc Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Lạng Sơn và Tiền Giang.
Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Nhiều quốc gia trên thế giới như Đan Mạch, Na Uy và một số bang của Hoa Kỳ đã bỏ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sau một thời gian áp dụng.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ Y tế thông tin việc xuất hiện bệnh lạ tại Nga gây sốt cao, ho ra máu. Bước đầu xác định do vi khuẩn Mycoplasma và đang theo dõi sát, khuyến cáo phòng bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em...
Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ bác sĩ bị hành hung tại Gia Lai, tăng cường an ninh, bảo vệ nhân viên y tế trong cơ sở khám chữa bệnh.
Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát hiện 5 sản phẩm tăng cường sinh lý chứa chất cấm Sildenafil, Tadalafil, cảnh báo nguy cơ tim mạch.
Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam đang là vấn đề cấp bách. Dutch Lady vừa ra mắt sản phẩm sữa cải tiến, liệu có giải quyết được thách thức này?
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm và tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Ngày 30/3 tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thanh tra tỉnh Hòa Bình cùng các nhà tài trợ đã khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 600 người nghèo.
Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào

Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào 'vòng tay tử thần'

Anti vaccine không chỉ gây nguy hiểm cho con bạn, mà còn đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng.
Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Dự báo đến năm 2070, khoảng 200.000 phụ nữ Việt sẽ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong khi đó căn bệnh có thể dự phòng được nhờ tiêm vaccine phòng HPV.
Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Từ ngày 1/6/2025, người dân sẽ chuyển sang sử dụng ứng dụng VssID, VneID, căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh.
Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Thúc đẩy triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cho mẹ và bé tại Điện Biên

Với Phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng, Ajinomoto Việt Nam mang đến công cụ hữu ích,hỗ trợ cho hơn 1,3 triệu bà mẹ trên hành trình làm mẹ và chăm sóc con nhỏ
Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Thái Bình làm gì để khống chế dịch viêm não mô cầu?

Viêm não mô cầu xuất hiện tại Thái Bình, chuyên gia khuyến cáo tiêm vaccine và áp dụng biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Nghệ An chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khám, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh Nghệ An yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo gây hiểu nhầm tại các cơ sở khám bệnh và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp trên địa bàn tỉnh.
Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Bộ Y tế cấp phép lưu hành thêm 699 loại thuốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, công bố danh mục thuốc biệt dược gốc cho 699 thuốc, 51 biệt dược gốc.
Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Infographic | Kết quả triển khai tiêm chủng vaccine sởi

Hiện các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch và triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi cho 2 nhóm trẻ: Từ 0-9 tháng tuổi, trẻ từ 1-10 tuổi.
Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Bùng phát bệnh sởi ở Hà Nội: Đã có ca tử vong, nhiều trẻ chưa tiêm vaccine

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc sởi là trẻ 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm.
Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Infographic | 10 thông điệp phòng, chống bệnh sởi

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Mobile VerionPhiên bản di động